Bí ẩn những cây cầu Đà Nẵng - Kỳ 1: Lời nguyền với các đôi uyên ương trên 4 cây cầu hiện đại
Xã hội - Ngày đăng : 10:08, 14/01/2014
Nhiều đôi “nam thanh, nữ tú” đã chọn cầu dây văng Thuận Phước, cầu quay sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý để hẹn hò để rồi khi dỗi hờn nhau cùng nhau dìm mình xuống dòng sông này để tự tử. Lợi dụng sự ngẫu nhiên này, nhiều người “độc mồm” đã bịa ra những câu chuyện hoang đường.
Lời nguyền hoang tưởng!
Đà Nẵng là thành phố của những cây cầu: Cầu Sông Hàn, Cầu Thuận Phước, Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý bắc qua dòng sông Hàn hiền hòa tạo ra một điểm nhấn cho Đà Nẵng. Mỗi cây cầu mang một “hình hài”, “màu sắc” riêng biệt so với các cây cầu nổi tiếng khác ở Việt Nam.
Theo như những lời đồn thổi của người dân ở đây truyền lại rằng, những cây cầu này hình thành trên “thủy huyệt” của sông Hàn và bán đảo Sơn Trà. Vì vậy, thủy thần mỗi năm đều hung dữ, đòi người nộp mạng nên mới xảy ra nhiều vụ tự tử như vậy.
Cũng có lời đồn cho rằng, hàng năm con người phải cống cho thủy thần dăm ba mạng người làm vé qua đò thì thủy thần mới cho bể yên, sóng lặng. Trước kia, chưa xây dựng cây cầu, năm nào cũng có vài người chết đuối ở khu vực này. Vì thế, vào ngày rằm, những người chài lưới, câu cá ở khu vực này đều thành kính dâng hương, khấn vái cầu mong cho được bình yên.
Nguyên nhân về những lời đồn thổi hoang đường này là do những cái chết ly kỳ ở các cây cầu. Liên tiếp trong thời gian qua, rất nhiều vụ tự tử đã diễn ra ở đây. Mỗi vụ đều kèm theo những bí ẩn riêng. Đơn cử như chiều ngày 10/02/2013, một đôi nam nữ chở nhau bằng xe máy đến giữa cầu sông Hàn thì bất ngờ người đi đường thấy cô gái đột ngột trèo thành cầu nhảy xuống sông. Hay vụ nhảy cầu của anh N.A (SN 1989, trú ở Bình Phước) sáng sớm 9/3/2013. Sau khi dự sinh nhật của em trai ở quán nhậu về, anh N.A cùng một số bạn bè đi bộ lên giữa cầu Thuận Phước dạo chơi. Không hiểu lý do gì, khi cả nhóm dạo chơi được khoảng 10 phút thì bất ngờ anh N.A leo lên lan can rồi gieo mình xuống dòng sông Hàn tự tử. Do sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ nên mọi người không kịp ngăn chặn.
Từ sau đó, những vụ tự tử kỳ bí liên tiếp xảy ra. Người dân Đà Nẵng chưa kịp “hoàn hồn” quên đi câu chuyện đau lòng của cô gái trẻ và anh thanh niên kia thì liên tiếp trong tháng 6/2013, trên cầu sông Hàn lại có hai vụ tự tử tương tự. Sáng sớm ngày 26/06, những người dân làm nghề thả lưới gần cầu Rồng phát hiện xác một nam thanh niên dính vào lưới trong tình trạng lõa thể. Khi kiểm tra thì phát hiện người thanh niên tên Q.L (23 tuổi, trú ở Huế) trên người mang theo giấy đăng kí kết hôn cùng giấy đặt cọc thuê đồ chuẩn bị tổ chức đám cưới. Cái chết của anh L. đã khiến người dân không khỏi bàng hoàng, xót xa. Rồi gần 2 tháng sau, ngày 14/08, người dân lưu thông trên cầu Thuận Phước lại chứng kiến một thanh niên đang chuẩn bị nhảy cầu, họ vội vã đến khuyên can nhưng rồi đành bất lực nhìn anh gieo mình xuống sông tự tử. 1 tháng sau, chỉ trong vòng 2 ngày liên tiếp, ngày 16/09 và ngày 17/09, trên cầu sông Hàn có hai vụ tự tử. Tiếp đó, ngày 22/09, giới trẻ Đà Nẵng bàng hoàng với thông tin một thanh niên treo cổ tự tử trên cầu Thuận Phước. Hình ảnh đầy ám ảnh khiến nhiều người trong lòng dâng lên nỗi lo sợ tột độ khi lưu thông qua những cây cầu này.
Những người dân sống hai bên bờ sông Hàn cho biết, xuất xứ từ những lời đồn thổi hoang đường kia là những các ngôi chợ. Khi đến những ngôi chợ này, nhắc đến chuyện tự tử trên các cây cầu mới xây dựng, nhiều chị em dã tụm 5 tụm 7 bàn tán xôn xao. Nhiều chị em cho rằng, không biết đếm sao cho kể, từ khi những cây cầu này xây nên thì cũng có nhiều vụ tự tử xảy ra, chủ yếu là những đôi nam nữ. Họ đã rủ nhau lên những cây cầu này lúc vui cũng như buồn rồi trong lúc túng quẫn đã nghĩ đến cái việc dại dột kia. “Dường như có ai ám họ, bắt họ phải chết” - một chị nhấn mạnh.
Đâu là nguyên nhân?
Nói đến những vụ tự tử trên những cây cầu thì trong cả nước có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm cây cầu đẹp, hiện đại là địa điểm lý tưởng để những người chẳng thiết mạng sống gieo mình suốt kết liễu đời mình. Nổi tiếng nhất phải kể đến cầu nối liền giữa tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An là cầu Bến Thủy. Đây là điểm thú vị cho những người bị đau khổ trong tình yêu. Cầu này tồn tại khá lâu so với sự phát triển của hai tỉnh, với dòng nước đục ngầu, chảy xiết, những người nhảy xuống đây chưa có một ai sống sót. Vì dòng nước quá hung dữ. Được biết dưới chân cầu này cũng có một gia đình đánh cá, và kiêm luôn nghề vớt xác. Những vụ tự tử nơi đây từ khi có cây cầu này hình thành cũng phải tính đến con số hàng trăm. Hay nổi “danh” gần xa với những cầu Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh), cầu Long Biên (Hà Nội).
Đằng sau những hành động dại dột ấy là nỗi đau cho những người ở lại. Ảnh: Đào Duy Tài
Gần hơn, như cầu Câu Lâu trên địa bàn Điện Bàn (Quảng Nam) chỉ mới khánh thành chưa lâu, tại đây từ trước tới nay khi chưa xây cầu mới chưa từng hoặc rất kiếm khi xảy ra một vụ tự tử. Nhưng từ khi có cầu mới thì nơi đây đã xảy ra mỗi năm ít nhất từ 3 - 5 vụ nhảy cầu từ tử, xoay quanh những vấn đề tử tử này cũng chỉ là những câu chuyện xảy ra trong tình yêu. Những bạn trẻ trong những phút nông nổi không làm chủ được bản thân nên mới tìm tới cái chết.
Như vậy Đà Nẵng cũng không là ngoại lệ khi liên tục xây dựng 4 cây cầu liên tiếp bắc qua sông Hàn. Từ khi có 4 cây cầu này mọc lên thì những vụ tự tử nơi đây cũng lên tới hàng chục. Thường những người khi tìm đến cái chết một cách quyết liệt thì họ thường tìm những chỗ nào nguy hiểm và dễ chết nhất. Như vậy, những vụ tử tử trên những cây cầu Đà Nẵng chẳng qua là sự trùng hợp. Nhiều đôi nam nữ thông thường khi vui cũng như buồn đều muốn chọn một địa điểm hò hẹn lý tưởng để giải tỏa tâm lý cho nhau. Theo thống kê sơ bộ cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, trên các cây cầu bắc qua sông Hàn đã xảy ra trên 10 vụ tự tử không rõ nguyên nhân. Riêng tại cầu Thuận Phước, chỉ tính từ đầu năm 2013 đến nay đã xảy ra 5 vụ nhảy cầu và mất tích bí ẩn.
Như thế để chúng ta hiểu một điều rằng, việc nhảy cầu tự tử xuất phát từ trong suy nghĩ của con người. Có nhiều cách để tìm đến cái chết như uống thuốc độc, treo cổ... và việc nhảy cầu cũng là một hình thức phổ biến cho việc kết thúc cuộc đời. Do vậy việc tìm đến những cây cầu này cũng chỉ là một việc bình thường khi mà những con người mù quáng kia muốn chấm dứt hết mọi chuyện. Thời buổi kinh tế khó khăn, sự bồng bột của các bạn trẻ, cuộc sống gia đình xảy ra xung đột nhiều nên nạn tự tử thời gian qua tăng lên. Không chỉ riêng Đà Nẵng mà còn ở một số nơi khác. Giữa một xã hội văn minh như hiện nay, vì thiếu hiểu biết và bị xúi giục mà nhiều người phớt lờ khoa học, chỉ tin vào những lời đồn thổi hoang đường là một điều không nên có. Âu đó cũng chỉ là do những người dân quanh năm làm ăn, buôn bán, sống gần khu vực này tạo nên những câu chuyện hoang đường như thế.
Còn nhớ cách đây không lâu, khi được hỏi nguyên nhân mà trong thời gian qua, dư luận TP. Đà Nẵng lại rộ lên tin đồn vô căn cứ về những lời nguyền hoang tưởng sau khi những cây cầu hiện đại bắc qua sông Hàn lần lượt được ra đời, GS.TS Vũ Gia Hiền (Hội Tâm lý Giáo dục TP.HCM) cho rằng, tất cả chỉ do kinh tế khó khăn, cuộc sống gia đình không êm ấm đã xảy ra xung đột nên nạn tự tử thời gian qua tăng lên, không chỉ riêng Đà Nẵng mà còn tại một số địa phương khác. Một số bạn trẻ do chia tay, buồn tủi hay nợ nần do ăn chơi, cá độ... cũng tự tìm cách giải thoát nhưng hậu quả để lại cho người còn sống là rất lớn.
Đồng ý rằng, mỗi người có một sự lựa chọn riêng cho bản thân khi gặp những bắt trắc, khó khăn trong cuộc đời, nhất là trong tình yêu. Đằng sau tình yêu “tuổi trăng tròn” ấy là những câu chuyện buồn nghe mà “tê tái lòng”. Tự giải thoát cuộc đời mình sau những cuộc tình dang dở, bất thành là cái chết là hành động quá là dại đột cần được “thức tỉnh” hơn bao giờ hết!