Một mình truy lùng, vật ngã cọp thành tinh
Xã hội - Ngày đăng : 16:30, 08/10/2013
Kỳ tích săn hổ
Cái tên Nguyễn Nãi luôn là cái tên được nhiều người biết đến nhất trong phường săn Tiên Cảnh hồi đó. Khi bây giờ đã 86 tuổi, cái tuổi mà mọi người vẫn thường nói là “gần đất xa trời” thì ông vẫn có sức khỏe hơn người, một mình vác được bao lúa nặng đến 60kg. Nói như vậy chúng ta cũng hiểu được phần nào sức khỏe phi thường của ông Nãi khi chống lại với bọn hổ dữ.
Từ khi mới 16 tuổi, ông Nãi đã bắt đầu biết đi săn hổ. Để tạo cho mình được một sức khỏe chống chọi với thiên nhiên ông đã phải rèn luyện hết sức khổ cực. Chẳng hạn như dầm mình trong bùn, lặn ngụp dưới sông với dòng nước chảy xiết. Nửa đêm rét mướt thì ông nhảy xuống sông bơi bì bõm, luyện cho cơ thể thành mình đồng da sắt, chịu đựng được thiên nhiên khác nhiệt.
Với kinh nghiệm của một người thâm niên trong nghề săn hổ. Ông Nãi kể: “chẳng khi nào tui chủ động một mình đi săn hổ. Tui chỉ đấu với những con hổ cố tình ăn thịt tui, hoặc nó quấy rầy cuộc sống bà con trong làng mà thôi. Nó ở rừng sâu kệ nó nhưng nó bắt người là tui diệt nó à”.
Hổ là một loài rất tinh nhanh, nó có thể phân biệt được đâu là mùi của chó, gà, heo, người. Nếu mình ở gần nó thì chỉ cần một luồng gió nhẹ thoảng qua là nó có thể đánh hơi được. Vì thế, điều quan trọng nhất khi việc đi săn hổ là không để cho nó ngửi thấy mùi của mình. Điều này bắt buộc phải là những người có kinh nghiệm và tinh thông đường sá, am hiểu đặc tính của hổ, nếu để xấy ra sơ suất gì là nó vồ lại mình ngay.
Dù năm đã 86 tuổi nhưng xem ra sức khỏe ông Nguyễn Nãi vẫn không thua kém những thanh niên trai tráng.
Ông Nãi kể: “Thời điểm chúng hoành hành dữ dội nhất là khoảng 3 tháng cuối năm. Đó là khoảng thời gian các động vật trong rừng bắt đầu ngủ đông. Thức ăn khan hiếm buộc chúng phải ra khỏi rừng nhằm vào các chuồng trâu bò, vật nuôi tại các gia đình để kiếm ăn. Nhà nào không làm chuồng trại cẩn thận, không có biện pháp canh phòng là bị hổ khoắng sạch. Có người đi làm rẫy, không may gặp hổ phải bỏ mạng, khắp nơi đâu đâu cũng rộ lên chuyện hổ bắt gia súc, vồ chết người”. Với sự tinh nhanh vốn có của nó, chỉ cần nghe thấy động tĩnh là nó tẩu thoát ngay, không dễ gì mà chúng ta tiêu diệt được nó.
Một mình vật ngã hổ thành tinh
Quá trình săn loại động vật nguy hiểm này không phải là một điều đơn giản như săn các loại thú rừng khác. Người đi săn phải hiểu rõ những đặc tính của chúa sơn lâm. Tùy từng con sẽ có những tính cách khác nhau. Vật dụng đi săn hổ thường là lưỡi giáo được rèn bằng loại thép pha đồng rất bén, có ngạnh nhỏ ở lưỡi. Chỗ ráp nối giữa mũi và thân giáo được đục lỗ, xỏ sợi thừng rất chắc, để lưỡi không thể tuột khỏi thân.
Hổ vồ mồi chả khác mèo bắt chuột. Với con mồi nhỏ, nó cắn cho bị thương, rồi lại thả ra. Con mồi định chạy, nó lại vồ, nghịch chán nó mới ăn. Tuy nhiên, với con mồi lớn như trâu, bò, hươu, lợn rừng, hay con người, thì nó tấn công giết ngay tức khắc.
Ông Nãi nhớ lại, vào khoảng tháng 11 năm đó người dân trong làng liên tục kêu mất chó, gà, heo, trâu, bò. Biết ngay là có hổ về làng ăn thịt, nhưng chúng tinh nhanh quá. Thế rồi, phường săn lên kế hoạch chia ra từng nhóm trinh sát, âm thầm theo dõi để xác định sự có mặt của con vật mà tìm cách đối phó. Sau nhiều đêm chông đèn chờ đợi, vào một đêm trăng khuyết, từ phía bìa rừng, bóng dáng một con hổ lớn lừ lừ tiến về phía làng. Hôm đó đúng phiên ông Nãi làm trinh sát cho phường săn. Ông đoán chắc chắn đây là con hổ thời gian qua liên tục quấy nhiễu người dân, ông nằm bất động theo dõi động tĩnh của con vật. Khi vừa tiến đến đầu làng, cách chỗ ẩn nấp của ông khoảng 50 mét, con hổ bỗng nhiên dừng lại, rồi lao tới vồ lấy con chó của nhà gần đó cắp đi sâu vào rừng.
Ông Nãi bắt đầu lần theo sau dấu vết của hổ dữ. Từ làng nó đi vào trong rừng sâu, lâu lâu nó lại quay ra phía sau quan sát, giống như nó đang nghi ngờ có người theo dõi... Qua 12h đêm, nó dừng lại một bụi rậm rất lâu, theo dõi một lúc, ông Nãi nghĩ đây là chỗ ẩn nấp của nó nên định chạy về báo cho dân làng biết, để tìm cách phục kích bắt nó. Nhưng không ngờ nó lại tiếp tục cắp con chó và đi tiếp. Ông Nãi tiếp tục đi theo nó vào trong rừng sâu, đến lúc trời bắt đầu sáng thì nó mới dừng lại. Nhìn về phía trước là một cái hang, rất hiểm trở, có dấu chân cọp đi qua đi lại lờn cả miệng cửa hang. Ông Nãi biết chắc chắn là chỗ trú ẩn của nó.
Không ngờ lúc này con hổ dữ phát hiện ra ông Nãi đang theo dõi. Nò gầm gừ và chuẩn bị phục kích để vồ ông Nãi. Với kinh nghiệm của một người săn hổ lão luyện, ông Nãi đoán được đường đi, nước bước của nó. Nếu khi gặp người, hổ sẽ tấn công bất ngờ từ đằng sau. Do đó, khi thấy hổ và bị phát hiện thì không được bỏ chạy, mà phải bình tĩnh đối mặt. Giống như chó, nếu bỏ chạy nó sẽ đuổi theo cắn, nhưng nhìn thẳng vào mắt nó nó sẽ gườm lại mình. Người thợ săn phải dũng cảm nhìn thẳng vào mắt hổ. Khi nhìn thẳng vào nó, nó cũng sẽ gườm đối thủ, tính toán phương án tấn công. Đó chính là thời khắc quan trọng để thủ thế, chuẩn bị tinh thần đối phó với nó.
Hổ tuy có thân hình to lớn, nhưng di chuyển cực nhanh, mạnh. Nó có thể cắn họng một con bê, nhảy vọt qua hàng rào cao vài mét. Thợ săn lành nghề, phải thuộc lòng cách tấn công của hổ.
Khi mặt đối mặt, con hổ sẽ thủ thế, lấy đà chụp mồi. Nếu nó đập đuôi bên phải, sẽ phóng về bên trái, và ngược lại. Khi phóng đến con mồi, nó sẽ dùng cánh tay cực mạnh tát. Cú tát của hổ sẽ khiến cổ trâu, bò phải gẫy chứ đừng nói con người. Do đó, thợ săn phải tránh được cú tát của hổ mới rảnh tay để tấn công lại nó.
Giáp lá cà hổ cũng là lúc ông Nãi cảm thấy thấm miệt nhưng thời điểm đó, con hổ tỏ ra không còn hung hăng dữ tợm như lúc ban đầu.Đoán được tư thế của hổ trước mặt mình đang chuẩn bị làm gì? Nên ông Nãi đã thủ sẵn lưỡi mác mà ông làm trừ trước. Khi hổ dữ chồm tới ông nhanh người né tránh sang một bên rồi phản công vào mạng sườn, nơi duy nhất hổ để lộ ra khi tấn công con mồi liên tục như thế nhiều lần đến khi hổ không còn lao tới nữa. Lúc nó bị đâm nhiều nhát đã kiệt sức nhanh như chớp ông Nãi tìm cách đánh trả vào hổ tới tấp. Đến khi nào nó thực sự gục hẳn mới thôi.
Khi đâm chết con hổ ông Nãi cũng đã kiệt sức, nhưng vì chiến thắng hào hùng nên ông thấy trong người rất phấn chấn. Ông đem con hổ mang về trình báo với dân dàng. Khi nhìn thấy ai cũng ngỡ ngàng về thành tích của ông Nãi vì ai cũng nghĩ ông Nãi đã bị hổ dữ ăn thịt. Dân làng kéo nhau rất đông khiêng xác con hổ về và làm lễ đánh chen ăn mừng linh đình.
Sau khi vật ngã con hổ bằng sức lực và sự mưu trí, những ‘Chiến binh” diệt hổ xưa phải dùng những đoạn dây thừng này để buộc con hổ.
Ông Nãi nhớ rất rõ lần cuối cùng mà mình được tham gia trong đội ngũ những dũng sĩ đánh hổ là vào năm 1952. Năm này cũng là năm cuối cùng làng ông tổ chức lễ “vay cọp” với quy mô lớn nhất. Tại lễ có đến 5 con hổ được huy động để những thanh niên trai tráng trong làng được tham gia thử sức. Cũng lần đó, ông Nãi đã chiến thắng khi một mình vật ngã được một con hổ. Từ đó đến nay, người dân vẫn ca tụng ông là dũng sĩ săn hổ.
Trải qua bao nhiêu năm, câu chuyện ông Nãi một mình giết cọp chúa thành tinh giữa rừng rậm vẫn trở thành niềm tự hào của người dân Tiên Cảnh. Đến tận bây giờ người dân trong vùng vẫn kể lại cho con cháu nghe.
Kỳ cuối: Cuộc chiến sinh tử bắt sống chúa sơn lâm của phường săn huyền thoại
Thời ấy, để được triều đình nhà Nguyễn tiến cử vào “Phường săn hổ” hoàng cung thường phải là những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, cường tráng và phải trải qua nhiều khâu tuyển chọn nghiêm ngặt. Hết kiểm tra về sức khỏe rồi đến tài thao lược binh võ, cả sự dũng cảm, mưu trí của những “chiến binh” khi xung trận. Để vật ngã con hổ ngoài sức khỏe còn phải đỏi hỏi sự mưu trí, do đó, đại đa số những người nằm trong phường hội này đều là những người có trình độ, sự hiểu biết nhất định. |