Về các biện pháp xử lý hành chính do TAND xem xét, quyết định (kỳ 2)

Pháp đình - Ngày đăng : 11:54, 22/05/2014

Kỳ 2: Một số nội dung cơ bản của pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính tại TAND

Để khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định về các biện pháp xử lý hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đối với công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ mới, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã Giao cho tòa án xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Ngày 17/03/2014, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân.

Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Pháp lệnh gồm có 5 chương, 42 điều, quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại tòa án nhân dân (sau đây gọi chung là biện pháp xử lý hành chính); trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại; khiếu nại, kiến ng

Về các biện pháp xử lý hành chính do TAND xem xét, quyết định (kỳ 2)

Ảnh minh họa

Nguyên tắc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính do một thẩm phán thực hiện; khi xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành phiên họp; người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và phải có người phiên dịch; người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Tòa án bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị; bảo đảm quyền của người bị đề nghị được giải trình trước tòa án, tranh luận với cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; bảo đảm quyền được xem xét theo hai cấp trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính...

Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan đề nghị có trụ sở; Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết kịp thời, đúng pháp luật thông qua việc tham gia các phiên họp; tham gia việc xét hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và được cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan phải chấp hành quyết định của tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó…

Có thể khẳng định rằng, với phạm vi điều chỉnh như trên, Pháp lệnh đã thể chế hóa các quan điểm, chủ trưởng, chính sách của Đảng về cải cách hệ thống hóa pháp luật, cải cách tư pháp và cải cách hành chính đã được xác định trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng; bảo đảm trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chặt chẽ, nhanh gọn, khả thi nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, công bằng dân chủ trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bảo đảm quyền công dân, quyền con người đặc biệt là quyền của người chưa thành niên trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp hành chính.

Về thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Đây là một vấn đề hoàn toàn mới, mang tính đột phá trong pháp luật Việt Nam, sự thay đổi về thẩm quyền này dẫn đến sự thay đổi lớn về quy trình áp dụng, đó là thủ tục xem xét, quyết định là thủ tục tư pháp và được tiến hành bằng phiên họp do một thẩm phán chủ trì; vấn đề này sẽ đảm bảo được tính thực thi do cuộc họp xem xét cũng giống như việc xem xét của Hội đồng tư vấn cấp huyện trước đây nhưng minh bạch hơn vì có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, tòa án yêu cầu đại diện cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện, người giám định, người phiên dịch, chuyên gia y tế, giáo dục, tâm lý, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị là người chưa thành niên học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia phiên họp để trình bày ý kiến về các vấn đề có liên quan.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, thẩm phán công bố quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Tòa án phải thông báo việc thụ lý bằng văn bản cho cơ quan đề nghị, người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên và Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải có các nội dung như tên tòa án đã thụ lý hồ sơ; tên cơ quan đề nghị; họ và tên, địa chỉ của người bị đề nghị; biện pháp xử lý hành chính được đề nghị áp dụng… Kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý cho đến thời điểm Tòa án mở phiên họp, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho tòa án đã thụ lý. Việc cung cấp tài liệu, chứng cứ có thể được thực hiện tại tòa án hoặc gửi qua bưu điện.

Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung tài liệu, chứng cứ trong các trường hợp khi tài liệu chứng minh hành vi vi phạm của người bị đề nghị, tài liệu về nhân thân, tình trạng sức khỏe của người bị đề nghị chưa rõ hoặc có mâu thuẫn mà không thể bổ sung, làm rõ tại phiên họp; khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu, chứng cứ bổ sung hoặc kể từ ngày hết thời hạn quy mà cơ quan được yêu cầu không bổ sung tài liệu, chứng cứ, thẩm phán ra quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

(Còn tiếp…)

 

Nguyễn Đắc Minh