Vốn ngoại làm “nóng” thị trường bất động sản

Bất động sản - Ngày đăng : 08:55, 11/04/2016

Trước những cơ hội của Hiệp định TPP và những yếu tố vĩ mô thuận lợi, các chuyên gia kinh tế đã nhận định: Năm 2016, kinh tế Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.

Đặc biệt thị trường bất động sản (BĐS) sẽ tăng trưởng nóng nhất, với nhiều gam màu sáng trên tất cả mọi phân khúc và trở thành lĩnh vực đứng thứ nhất về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN).

Nhà đầu tư ngoại mạnh tay “rót” vốn

Nhận định của các chuyên gia kinh tế được minh chứng rõ ràng nhất, thông qua bảng báo cáo thống kê của các Công ty nghiên cứu BĐS cho thấy, chỉ vài tháng cuối năm 2015 và bước qua Quý I/2016, thị trường đã đón nhận hàng loạt các dự án có sự tham gia của nhiều Quỹ và nhà ĐTNN (FDI).

Không chỉ là các CĐT có mặt lâu năm trên thị trường “hút” được vốn từ các NĐT ngoại, mà ngay cả các CĐT mới đang khẳng định thương hiệu, nhờ có chiến lược kinh doanh tốt, nên cũng không kém cạnh. Các dự án có vốn ĐTNN phải kể đến như: Vincom Retail Group cũng được một quỹ đầu tư ngoại là Warburg Pincus rót thêm 100 triệu USD; Tập đoàn Novaland mới đây đã phát hành 50 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho các đối tác chiến lược, trong đó có sự tham gia của 2 quỹ đầu tư ngoại là VinaCapital (15 triệu USD) và Dragon Capital.

Vốn ngoại làm “nóng” thị trường bất động sản

Ký kết hợp tác toàn diện giữa tập đoàn L&L- Luckyland với tập đoàn tài chính Syngence (Singapore) hôm 10/4 vừa qua.

Gaw Capital Parkner - Một Quỹ đầu tư lớn từ Anh cũng đã công bố việc rót 50% trong tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án Empire City 1,2 tỷ USD tại Thủ Thiêm cùng 2 đối tác là công ty trong nước; Kusto Home (thành viên của Kusto Group - Kazakhstan) cũng công bố đầu tư vào giai đoạn 2 dự án Diamond Island (Q2-Tp.HCM) sau khi tiến một bước dài từ vai trò cổ đông lớn sang tiếp quản, điều hành dự án này.

Công ty Nam Long, một nhà phát triển nhà ở giá rẻ tại Tp.HCM cũng đã hợp tác với Quỹ đầu tư IFC thuộc World Bank. Ngoài ra, Nam Long còn hợp tác với hai NĐT khác đến từ Nhật là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad với giá trị chuyển nhượng dự án Flora Anh Đào (quận 9) trị giá khoảng 500 tỷ đồng; Tập đoàn Khang Điền (KDH) cũng đang có tới 49% thuộc sở hữu của NĐT ngoại, trong đó Dragon Capital là sở hữu 16%, VinaCapital sở hữu 21%.

Và gần đây Tập đoàn An Gia cũng ký kết hợp tác ba bên với CTCP Phát Triển BĐS Phát Đạt và Quỹ Đầu Tư Creed Group (Nhật Bản) để triển khai dự án River City (Q.7, TP.HCM), có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD. Trước đó, Quỹ này cũng đã ký cam kết đầu tư 200 triệu USD cùng với An Gia để phát triển dự án tại thị trường Việt Nam.

Quỹ đầu tư Providence Asset Management Limited cũng ký kết mua 30% số lượng căn hộ thuộc dự án Deamond lotus Lake View của Phuc Khang Copr, Quỹ đầu tư toàn cầu Genesis Global Capital cũng đặt hàng Phúc Khang mỗi năm xây dựng (số lượng căn hộ) tương đương 50 triệu USD. Đồng thời Quỹ sẽ đồng hành cùng Phúc Khang trong 6 năm, với tổng số tiền đầu tư khoảng 300 triệu USD.

Quỹ đầu tư Tập đoàn Global Emerging Market (GEM) đầu tư 20 triệu USD vào Công ty Địa ốc Hoàng Quân (HQC) và Mới đây nhất, là sự ký kết hợp tác toàn diện giữa tập đoàn L&L- Luckyland với tập đoàn tài chính Syngence (Singapore) với tổng số tiền lên đến 400 tỷ VNĐ …

Kỳ vọng nhưng thận trọng là cần thiết

Dù chưa hết quý I nhưng theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài (ĐTNN), tính đến ngày 20/3, cả nước có 473 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn là 2,74 tỷ USD, tăng 125,2% so với cùng kỳ năm 2015; Có 203 lượt dự án đang hoạt động, đăng ký điều chỉnh vốn thêm là 1,285 tỷ USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm 2015

Theo ông Neil MacGregor – Tổng giám đốc của Savills Việt Nam, thì có nhiều nguyên nhân khiến dòng vốn ngoại đổ vào thị trường BĐS. Đó là việc ký kết các Hiệp định thương mại (TPP) của Chính phủ Việt Nam (1); Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS 2014 (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 (2); Dân số Việt Nam trẻ và đông hơn so với các nước cùng khu vực(3) và thứ 4 là thị trường BĐS Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng trưởng trở lại. Trong khi các nước trong khu vực lại đang đang ở giai đoạn đỉnh của chu kỳ BĐS.

Vốn ngoại làm “nóng” thị trường bất động sản

Vị trí đẹp, thiết kế hiện đại và CĐT uy tín, là những lý do để các NĐT và các Quỹ đầu tư ngoại sẵn sàng “rút hầu bao”. Trong ảnh: Dự án River City của tập đoàn Angia

Ông Nguyễn Duy Minh –Tổng Giám đốc Công ty L&L Gorup – Luckyland cho biết, đối với các dự án có vị trí đẹp, thiết kế hiện đại và để tạo tính thanh khoản tốt. Cùng CĐT uy tín, sẽ là những dự án để các NĐT và các Quỹ đầu tư ngoại sẵn sàng “rút hầu bao”.

Cùng chung quan điểm, ông Toshihiko Muneyoshi, - Chủ tịch Quỹ đầu tư Creed Group cũng khẳng định “một Angia uy tín và kinh nghiệm đã giúp Greed đầu tư thành công trong năm 2015. Vì vậy Creed Gourp đủ tự tin để quyết định tiếp tục đầu tư vào AnGia trong thời gian sắp tới”.

Theo dự báo của các chuyên gia thì từ nay đến cuối năm, vốn FDI vào BĐS cũng sẽ tiếp tục tăng mạnh, đây là dấu hiệu đáng mừng khi dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường Việt Nam. Kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ và sự ổn định của thị trường vẫn không giảm. Song nhiều chuyên gia vẫn khuyến cáo các NĐT cần thận trọng xây dựng và phát triển dự án, để tránh nỗi lo bong bóng BĐS xảy ra như thời gian vừa qua.

“Nguồn vốn ngoại vẫn tiếp tục chảy mạnh vào BĐS và dự báo sẽ không ngừng gia tăng. Thậm chí sẽ có những bứt phá trong vài năm tới, khi các NĐT và các Quỹ tài chính nước ngoài đã không muốn bỏ lỡ cơ hội, tận dụng thời cơ để đón đầu TPP và nhiều Chính sách mở cửa khác của Chính phủ Việt Nam”. GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT khẳng định.

Bảo Lan