Gói 30.000 tỷ và “khoảng trống” chính sách
Bất động sản - Ngày đăng : 10:33, 14/03/2016
Dự án nhà ở xã hội của Công ty Hoàng Quân
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị NHNN có cơ chế xử lý chuyển tiếp để người vay mua nhà đỡ thiệt thòi.
Không dễ “chữa cháy”
Về chuyện nhiều khách hàng vay gói 30.000 tỷ “ngã ngửa” trước thông tin nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng do khi ký hợp đồng khách hàng không tìm hiểu kỹ. Tuy nhiên, Thông tư 11 ban hành gần 3 năm trước và các quy định chi tiết trong đó không phải người đi vay nào cũng hiểu hết.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Trường cho biết, tìm hiểu trên một số hợp đồng vay vốn của khách hàng thì không thấy đả động gì đến các điều khoản là họ sẽ không được hưởng lãi suất ưu đãi sau ngày 1/6/2016. Theo một số luật gia, khách hàng có quyền căn cứ vào điều khoản của hợp đồng tín dụng để yêu cầu ngân hàng có trách nhiệm đối với phần chênh lệch lãi suất nếu như hợp đồng không thể hiện rõ quy định về phần lãi suất sau 1/6/2016.
Về phía các chủ đầu tư, cách “chữa cháy” hiện nay là kêu gọi khách hàng ký phụ lục đẩy nhanh tiến độ thanh toán cho kịp trước ngày 1/6. Nhưng quy định hiện nay là chủ đầu tư không được huy động vốn vượt quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà. Như vậy, cùng với 20% khách hàng phải tự đóng khi ký hợp đồng, ngân hàng cũng chỉ có thể giải ngân tối đa 50% giá trị hợp đồng trước 1/6, còn lại 30% thì người thu nhập thấp không biết lấy đâu ra để đóng cho chủ đầu tư.
Hiện có thông tin người mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội do Công ty Địa ốc Hoàng Quân (TP. HCM) làm chủ đầu tư được cam kết sau ngày 1/6 tất cả khách hàng đã ký hợp đồng vay mua nhà ở các dự án của doanh nghiệp này đều sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi dưới 6%/năm (trong năm 2016 là 5%/năm) trong suốt thời hạn vay. Phần lãi suất chênh lệnh sẽ được trích từ lợi nhuận của công ty để trả thay cho khách hàng.
Hoàng Quân cũng đã có kế hoạch là từ nay đến hết 31/5 sẽ cố gắng đề nghị khách hàng thanh lý hợp đồng tín dụng với các ngân hàng (ngoài 5 ngân hàng được chỉ định cho vay mua nhà ở xã hội) để ngưng giải ngân trước ngày 1/6. Sau đó sẽ chuyển phần dư nợ vay sang 1 trong 5 ngân hàng được chỉ định để người mua nhà hưởng lãi suất ưu đãi theo Nghị định 100.
Tuy nhiêu, khả năng này là khó thực hiện được bởi đối tượng vay mua nhà ở xã hội thuộc gói vay 30.000 tỷ đồng chịu sự điều chỉnh của Thông tư 11, còn Nghị định 100 cũng dành cho người vay mua nhà ỡ xã hội nhưng chỉ áp dụng cho các trường hợp vay mới.
Cần có cơ chế xử lý chuyển tiếp
Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho giải ngân hết gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng (không ấn định thời gian) để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang và người thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở.
Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước vẫn quyết định chấm dứt giải ngân kể từ ngày 01/06/2016 thì cần có cơ chế xử lý chuyển tiếp đối với những người đến thời điểm cuối tháng 05/2016 đã ký hợp đồng tín dụng vay gói 30 nghìn tỷ đồng nhưng chưa được giải ngân, hoặc chỉ mới được giải ngân một phần. Theo đó, NHNN cần có hướng dẫn cho phép ngân hàng thương mại được tiếp tục giải ngân các trường hợp đã ký hợp đồng vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng nhưng chưa được giải ngân, hoặc chỉ mới được giải ngân một phần, được giải ngân đến hết hợp đồng.
Theo HoREA, nếu vay theo phương thức thương mại thì người thu nhập thấp không có tài sản đảm bảo, cũng không thể chứng minh thu nhập theo điều kiện của ngân hàng thương mại quy định; Giả định được vay thương mại thì với lãi suất khoảng trên dưới 10%/năm là gánh nặng khó kham nổi. Nếu vay ngoài xã hội, thậm chí vay tín dụng đen thì hệ quả khó lường.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mặc dù gói 30 nghìn tỷ chỉ là giải pháp tạm thời cho thời kỳ bất động sản đóng băng nhưng đối tượng thụ hưởng chính là người thu nhập thấp. Bởi vậy, khi xây dựng chính sách, cơ quan chức năng phải tính đến khả năng khi chính sách kết thúc thì phải có cơ chế chuyển tiếp phù hợp, kịp thời, tránh trường hợp đối tượng thụ hưởng bị hụt hẫng, thậm chí gánh thêm khó khăn. Có như vậy mới lấp được “khoảng trống” chính sách để gói 30.000 tỷ thực sự thể hiện được tính nhân văn như mục tiêu đề ra.
Gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng được triển khai từ năm 2013, đến nay các ngân hàng thương mại đã cam kết cho vay 28.884 tỷ đồng đạt 96,28% và đã giải ngân lên tới hơn 20.000 tỷ đồng đạt 66,6%, với gần 43.000 hộ gia đình đã tạo lập được nhà ở mới, trong đó khoảng 70% là đối tượng mua căn hộ nhà ở thương mại có giá bán dưới 1,05 tỷ đồng, chỉ có khoảng 30% mua nhà ở xã hội. |