Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: Những sửa đổi, bổ sung cần quan tâm

Tòa án - Ngày đăng : 10:01, 09/03/2016

Chương 29 quy định mới về “Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân”. Trong BLTTHS năm 2015 không quy định rõ pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự là pháp nhân nào?

Chương 29 quy định mới về “Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân”. Trong BLTTHS năm 2015 không quy định rõ pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự là pháp nhân nào? Tuy nhiên, Điều 2 BLHS năm 2015 quy định về chủ thể tội phạm có “Pháp nhân thương mại” là chủ thể tội phạm. Do đó “pháp nhân” quy định trong BLTTHS năm 2015 được hiểu là “pháp nhân thương mại”.

Điều 75 BLDS năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 quy định pháp nhân thương mại như sau: “1) Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. 2) Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. 3) Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mị được thực hiện theo quy định của bộ luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Căn cứ vào quy định của Điều 75 BLDS mà chúng tôi trình bày ở trên để cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng vụ án hình sự kiểm tra, xác định pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có phải là pháp nhân thương mại không?

Về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân có 16 điều luật (từ Điều 431 đến Điều 446). Khi có đủ căn cứ xác định pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân. Thủ tục tố tụng đối với pháp nhân bị tố giác báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành theo quy định tại Chương 29 BLTTHS năm 2015 và theo những quy định khác của BLTTHS năm 2015 mà không trái với quy định của Chương 29 BLTTHS năm 2015.

Theo quy định tại Điều 434 BLHS năm 2015 thì người đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng hình sự là “người đại diện theo pháp luật của pháp nhân”. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố bị can, bị điều tra, truy tố xét xử hoặc trường hợp không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm đại diện tham gia tố tụng.

Theo quy định tại Điều 444 BLTTHS năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm có pháp nhân thực hiện “là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm”. Điều 446 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân”.

Chương 31 quy định “Thủ tục rút gọn”. Chương này có các điều luật sửa đổi, bổ sung các điều luật trong BLTTHS năm 2003, còn có một số điều luật quy định mới về thủ tục rút gọn là điều luật quy định về “Hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn”, về “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm”, về “Phiên tòa sơ thẩm”, về “Chuẩn bị xét xử phúc thẩm”, về “Phiên tòa xét xử phúc thẩm”.

Chương 32 là Chương quy định mới về “Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự” bao gồm 3 điều luật là các điều 466, 467 và 468 quy định về: “Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” như là hành vi làm giả chứng cứ, hủy hoại chứng cứ, khai báo gian dối, kết quả giám định gian dối, lừa dối, đe dọa mua chuộc người thực hiện nhiệm vụ tố tụng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án”. Về “Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa” pháp luật áp dụng xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự là “Luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác có liên quan”.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: Những sửa đổi, bổ sung cần quan tâm

Một phiên tòa xét xử vụ án hình sự

Chương 34 là chương quy định mới về “Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác” bao gồm 7 điều luật (từ Điều 484 đến Điều 490). Theo quy định tại Điều 484 thì người được bảo vệ bao gồm: “người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại” và người được bảo vệ có các quyền là: “Đề nghị được bảo vệ. Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ. Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ, đề nghị thay đổi, bổ sung hủy bỏ biện pháp bảo vệ. Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ”. Đồng thời cũng quy định người được bảo vệ có nghĩa vụ sau đây: “Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ. Giữ bí mật thông tin bảo vệ. Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ”.

Điều 485 BLTTHS năm 2015 quy định cơ quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ là: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra của Công an nhân dân. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân… Viện kiểm sát nhân dân, TAND các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ”. Việc đề nghị phải làm văn bản.

Đồng thời trong Chương 34 BLTTHS năm 2015 còn quy định về các biện pháp bảo vệ, đề nghị yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ, hồ sơ bảo vệ… và quy định về chấm dứt việc bảo vệ, khi xét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn.

Phần thứ tám quy định về “Hợp tác quốc tế”.

Trong BLTTHS năm 2003 đã có 7 điều luật quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên tình hình trong nước và ngoài nước đã có sự biến động cho phép hoạt động tố tụng hình sự của nước ta tăng cường hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Các điều luật về hợp tác quốc tế trong BLTTHS năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung và quy định trong BLTTHS năm 2015, đồng thời BLTTHS năm 2015 bổ sung một số quy định mới về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Cụ thể là: Điều 491 quy định về “Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự” bao gồm: “tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Từ quy định phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự mà chúng tôi trích dẫn ở trên, Bộ luật còn có các điều luật trong tố tụng hình sự mà chúng tôi trích dẫn ở trên, Bộ luật còn có các điều luật cụ thể về từng nội dung. Ví dụ 1: Điều 502 quy định “các biện pháp ngăn chặn căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn” để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ. Ví dụ 2: Điều 507 quy định “Xử lý tài sản do phạm tội mà có” tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.n

Đỗ Văn Chỉnh