Trống lệnh đã đánh!
Tâm điểm dư luận - Ngày đăng : 08:50, 29/06/2016
Bởi đây là cuôc tổng rà soát lực lượng để tuyên chiến với tham nhũng và nhóm lợi ích bám vào chính sách nhằm gỡ bỏ tức khắc 3.500 rào cản người dân và cộng đồng doanh nghiệp khởi sự cũng như phát triển.
Trong cuộc họp này, các cơ quan phản biện đã đưa ra tới 376 kiến nghị rất cụ thể và tranh luận đến cùng với các Bộ, ngành tham gia soạn thảo nghị định. Đây là một sê ri nghị định do Chính phủ ban hành để thay thế rừng thông tư, quyết định của các Bộ ngành, địa phương ban hành sắp hết hiệu lực.
Hơn 3.500 giấy phép con hành doanh nghiệp sẽ được loại bỏ từ 1/7 tới
Suốt thời kỳ đổi mới, bộ máy của ta “thích ban hành” văn bản. Chỉ riêng việc thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, các bộ ngành, địa phương đã cho ra đời khoảng 7.000 quy định mà thực chất là các “giấy phép con” được xếp vào điều kiện kinh doanh. Sau khi rà soát nghiêm cẩn, cắt giảm khá mạnh tay đến nay vẫn còn đến 3.500 giấy phép con. Người dân và doanh nghiêp đều nhìn nhận những quy định này là sản phẩm của “tham nhũng chính sách”, có dấu vết khá rõ ràng của “lợi ích nhóm” được ban hành cốt để “hành” và buộc DN phải “biết điều”, phải “chạy” để bôi trơn.
Tuy nhiên, tình hình đã có chuyển biến căn bản khi theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016), trong đó đã có điều khoản quy định người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về các văn bản ban hành trái thẩm quyền hoặc trái pháp luật. Quy định này nếu được thi hành nghiêm túc sẽ là lực cản cho mọi ý đồ tham nhũng chính sách, nhăm nhe ban hành văn bản vì lợi ích nhóm.
Có thể điểm danh vài quy định cắc cớ chẳng hạn phải có diện tích tối thiểu 50m2 cho một sàn giao dịch bất động sản dù bây giờ người ta dùng mạng internet là chính, cần gì văn phòng rộng? Lại nữa, tại sao cứ xếp bằng được dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư là hoạt động kinh doanh có điều kiện? Thậm chí, việc nhượng quyền thương mại cũng là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, nhân danh bảo vệ DN trong nước mà vẫn bị kêu. Chẳng hạn có phản biện về các quy định đòi hỏi quy mô DN phải lớn khi mà họ không thấy cần thiết và cũng không có đủ điều kiện. Quy định này mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung bao cấp, áp đặt một cách thức kinh doanh cho nhiều DN, khiến doanh nghiệp thui chột, không thể sáng tạo được.
Việc nâng cấp các thông tư lên thành nghị định là “cú hích” rất mạnh trong việc thực thi hai bộ luật căn bản kích thích sản xuất kinh doanh. Dư luận rất hoan nghênh và đồng tình với chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Với tinh thần tạo điều kiện cho người dân, DN, chúng ta kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách. Người đứng đầu Chính phủ đã tiếp tục giữ vững thái độ quyết liệt, thực hiện đúng các cam kết với DN về vấn đề này.
Người dân và doanh nghiệp có cơ sở để kỳ vọng vào thắng lợi của cuộc chiến chống tham nhũng, lợi ích nhóm bằng chính sách này. Trống lệnh đã đánh rồi. Cuộc chiến đấu đã bắt đầu dẫu cam do nhưng quyết thắng!