Không nhân danh vì người nghèo!
Tâm điểm dư luận - Ngày đăng : 06:16, 25/09/2015
Thế nhưng các chuyên gia y tế luôn cảnh báo sản phẩm này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người sản xuất và người ăn nước mưa hứng trên mái tôn xi măng giá rẻ với nguy cơ ung thư.
Hiện nay, các sản phẩm là tấm lợp được sản xuất từ amiang được sử dụng rộng rãi ở nước ta, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi. Bất chấp lời kêu gọi ngưng sử dụng amiang nhưng hiện nay tại Việt Nam người ta vẫn coi tấm lợp proximăng là không thể bỏ vì phục vụ người nghèo. Các chuyên gia WHO đã nghiên cứu để kết luận rằng amiang là “sát thủ” của sức khỏe con người, và nó có thể gây ra bệnh ung thư. Các bác sĩ khẳng định công nhận các nhà máy tấm lợp, người sử dụng tấm lợp pro xi măng đều có thể bị phơi nhiễm amiang.
Các nghiên cứu trên thế giới về tác hại của amiang đã thực hiện và công bố rộng rãi là khó bác bỏ. Không hiểu tại sao ở ta vẫn đòi hỏi phải nghiên cứu lại về tác hại của amiang để đưa ra quyết định có cấm sử dụng amiang hay không? Thật là rách việc và tốn kém không cần thiết. Liệu có nhân danh vì người nghèo để lập dự án nghiên cứu tác hại của amiang hay không? Không khó khăn gì để cập nhật thông tin và sử dụng các kết quả nghiên cứu của WHO về khả năng gây ung thư phổi, thanh quản và buồng trứng, ung thư màng phổi và màng bụng và bệnh bụi phổi của amiang. Các bệnh liên quan đến amiang có thể phòng ngừa được, và cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh này là ngừng sử dụng tất cả các dạng của amiăng để phòng ngừa phơi nhiễm.
Hiện nay, các chiến dịch toàn cầu của WHO để loại bỏ các bệnh liên quan đến amiang nhằm hỗ trợ các nước để đạt được mục tiêu này.
Được biết, hiện nay trên thế giới, ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong. Có khoảng 19% các ca ung thư được cho là có liên quan đến môi trường, kể cả nơi làm việc. Và hiện có khoảng 125 triệu người trên thế giới bị phơi nhiễm với amiang tại nơi sản xuất. Theo WHO, ít nhất 107.000 người chết hàng năm do ung thư phổi liên quan đến việc sử dụng hoặc đã được sử dụng là hỗn hợp sợi, kết dính với các nguyên vật liệu khác (v.d. xi măng, chất dẻo và nhựa) hoặc dệt thành vải may mặc.
Hiện nay, cả thế giới đã vào cuộc nói không với amiang. Tại Mỹ do có lệnh cấm nên từ chỗ tiêu thụ 668.000 tấn (năm 1970) xuống còn 1.0 tấn (năm 2010). Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng amiang. Ở Nhật đã cấm sử dụng amiang từ năm 2012. Ở Singapore, cũng dừng nhập khẩu amiang từ năm 2001.
Trông người mà nghĩ đến ta, người ta thế đấy mà ta thế nào? Thôi đừng viện cớ vì người nghèo mà dung dưỡng sát thủ đã lộ diện!