Phiên họp 48 UBTVQH: Xử lý tội phạm cần phải có cách nhìn tổng thể để đánh giá

Chính trị - Ngày đăng : 15:45, 14/09/2020

Sáng 14/9, sau khi nghe Chính phủ và các cơ quan Tư pháp trình bày báo cáo công tác; các đại biểu đã thảo luận những nội dung liên quan.

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đồng tình với kết quả thẩm tra của UBTP: Năm 2020, Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đồng thời tích cực bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nhiều chỉ tiêu công tác đạt và vượt yêu cầu của Quốc hội, đồng thời chia sẻ với Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC về những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện dịch bệnh dẫn đến một số chỉ tiêu công tác giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Phiên họp 48 UBTVQH: Xử lý tội phạm cần phải có cách nhìn tổng thể để đánh giá

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng chung đến toàn xã hội, có tình trạng lợi dụng mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch, giá mua bị y tế bị đội lên nhiều so với thị trường cần có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cũng cho hay: Báo cáo của Chính phủ, các cơ quan tư pháp khá đầy đủ, công phu, yêu cầu các cơ quan tiếp thu các ý kiến đóng góp  tại phiên họp này, hoàn thiện báo cáo để trình ra Quốc hội vào kỳ họp tới.

Đại biểu cũng đề nghị, các cơ quan thực thi nhiệm vụ cần đặt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến đời sống kinh tế và tội phạm như thế nào. Viêc điều tra, truy tố, xét xử phối hợp khá nhịp nhàng, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Do đó cần phải phân tích trong vấn đề  phòng chống tội phạm, loại tội phạm nào nổi lên nhiều nhất.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, cần có đánh giá những năm qua và 2020 những chính sách hình sự với quản lý kinh tế có phù hợp hay chưa? Làm sao để xử lý tội phạm đảm bảo tính răn đe. Hay vấn đề hình sự hóa quan hệ kinh tế, hành chính, tính lịch sử,… cũng cần được tính đến trong quá trình xử lý tội phạm; nhiều vụ việc diễn ra hàng chục năm so với thời điểm xử lý…nên cần phải có cách nhìn tổng thể để đánh giá mới đầy đủ, chính xác, Phó chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Kết luận nội dung, Phó Chủ tịch Quốc Uông Chu Lưu  lưu ý, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh như hiện nay, kinh tế xã hội ảnh hưởng nhiều mặt, trong đó có cả vấn đề an ninh trật tự và tội phạm, các cơ quan tư  pháp cần phải nhấn mạnh thêm những tác động đó ảnh hưởng đến loại tội phạm nào, những vi phạm pháp luật nào gia tăng để có phương án xử lý.

Về tình hình tham nhũng và xử lý loại tội phạm này, qua báo cáo của Chính  phủ và các cơ quan tư pháp thấy rằng các cơ quan đã triển khai rất tích cực với nhiều giải pháp đồng bộ; xét xử kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ án lớn mà dư luận quan tâm… Nhưng báo cáo cũng nêu  tình hình tham nhũng vẫn diễn biến tinh vi và phức tạp vậy nên giải pháp ra sao cần phải cụ thể hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đề cập đến vấn đề mà các ý kiến băn khoăn như, việc hình sự hóa các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế… Thực tế như nhiều người vẫn nói, ở ngoài nhà nước thì có thể 8 vụ/10 vụ có thể làm ăn không hiệu quả không sao cả, nhưng trong khu vực Nhà nước 10 vụ mà chỉ cần 1 vụ sai gây hậu quả thì cũng bị truy cứu. Cho nên đây là vấn đề mà chúng ta cần đặt ra trong việc hoàn thiện chính sách”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan tham mưu với Đảng Nhà nước cần tính toán kỹ vấn đề này vì, nếu nhìn từ vụ riêng lẻ, đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì xử lý  nhưng nếu nhìn trong tổng thể sản xuất kinh doanh của một đơn vị trong 01 năm thì cần có cách nhìn khác, như mới tạo điều kiện để doanh nghiệp yên tâm đâu tư sản xuất kinh doanh. Đây là vấn đề lớn nên đề nghị các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm tra kiểm toán phải có sự nhìn nhận về vấn đề này.

Về đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tư pháp báo cáo Quốc hội kết quả đầu tư xây dựng 35 trụ sở Tòa án cấp huyện, VKSND, Thi hành án

Quốc Huy