Người Anh thực hiện chiến lược giảm cân để chống lại Covid-19
Chuyển động - Ngày đăng : 08:55, 29/07/2020
Thủ tướng Anh Vladimir Johnson hiểu rõ mối liên hệ giữa béo phì và Covid-19. Ông thừa nhận mình từng quá béo khi nhập viện sau khi mắc Covid-19. Sức khỏe của ông lúc đó yếu đến mức phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì với nguy cơ mắc bệnh hoặc tử vong cao hơn do Covid-19. Thủ tướng Anh mô tả thời gian ở bệnh viện của mình là một hồi chuông cảnh tỉnh.
Ông chia sẻ: “Tôi đã mong muốn giảm cân từ lâu và giống như nhiều người khác, tôi gặp khó khăn với cân nặng của mình. Nhưng trong đại dịch Covid-19 và khi bản thân bị nhiễm bệnh, tôi nhận ra tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng.”
Vào năm 2018, Anh luôn xếp gần đầu danh sách xếp hạng các nước béo nhất Châu Âu.
Là một phần trong chiến lược giảm béo phì mới của chính phủ, các quảng cáo cho bất kỳ loại thực phẩm nào chứa nhiều chất béo, đường hoặc muối sẽ bị cấm trên truyền hình và internet cho đến 9 giờ tối để trẻ em hạn chế nhìn thấy. Ngoài ra, một cuộc tư vấn về việc Anh có nên cấm hoàn toàn quảng cáo đối với đồ ăn vặt trên internet hay không sẽ được tổ chức.
Tất cả các nhà hàng và quán cà phê sẽ được yêu cầu ghi số lượng calo vào thực đơn và chính phủ sẽ xem xét về việc thêm nhãn calo vào đồ uống có cồn.
Các ưu đãi như mua một tặng một của các loại thực phẩm giàu chất béo hoặc có đường cũng sẽ bị cấm.
Béo phì ở Anh từ lâu đã được coi là một vấn đề nghiêm trọng, làm tiêu tốn nguồn lực của NHS. Quốc gia này thường nằm trong top đầu các nước có số lượng béo phì nhiều nhất châu Âu.
Theo thống kê của chính phủ, gần ⅔ người trưởng thành ở Anh thừa cân hoặc béo phì. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng khoảng 39% người trưởng thành trên toàn thế giới bị thừa cân và khoảng 13% béo phì.
Hơn 45.000 người ở Anh đã tử vong do Covid-19. Chính phủ Anh cho biết gần 8% bệnh nhân Covid-19 trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt bị béo phì một cách nghiêm trọng mặc dù những người béo phì nghiêm trọng chỉ chiếm 2,9% dân số.
Giáo sư Parveen Kumar - phát ngôn viên của Hiệp hội Y khoa Anh cho biết chiến lược này có thể góp phần khởi đầu một cuộc cách mạng về sức khỏe quốc gia.
Tuy nhiên, các biện pháp này không nhận được ủng hộ từ các ngành công nghiệp thực phẩm và bán lẻ. Tim Rycroft - giám đốc điều hành của Liên đoàn Thực phẩm và Đồ uống coi các kế hoạch là một đòn trừng phạt trừng phạt đối với các công ty mà chính phủ tuyên bố đã nuôi sống quốc gia trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
Liên đoàn ủng hộ nỗ lực giúp người Anh trở nên khỏe mạnh hơn nhưng cho rằng chính sách đề xuất là không hiệu quả và sẽ chỉ làm tăng giá sản phẩm.