Các nước EU khẩn trương đa dạng hóa các nhà cung cấp 5G
Chuyển động - Ngày đăng : 23:05, 26/07/2020
Ủy ban châu Âu cho biết, các nước EU phải có hành động khẩn cấp để đa dạng hóa các nhà cung cấp 5G của họ, một động thái nhằm thu hẹp sự hiện diện của Huawei tại Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ gây áp lực buộc khối phải theo Anh và cấm sử dụng mạng 5G của các công ty Trung Quốc.
Vào tháng 11 năm ngoái, Liên minh châu Âu đã đồng ý áp dụng các biện pháp cứng rắng để giảm rủi ro an ninh mạng đối với các nhà cung cấp 5G cho các mạng di động thế hệ tiếp theo - được coi là chìa khóa để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh.
Chiến lược này bao gồm việc giảm sự phụ thuộc của các quốc gia và nhà khai thác viễn thông vào một nhà cung cấp. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông số 1 thế giới Huawei hiện đang cạnh tranh với với Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển.
“Mặc dù đã có một số tiến bộ nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần phải được thực hiện”, Ủy ban cho biết.
Giám đốc điều hành EU cho biết, cần thiết phải giảm thiểu rủi ro trong việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp có rủi ro cao, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc ở cấp độ Liên minh (châu Âu).
Ngoài Anh, Pháp cũng đang áp dụng lệnh cấm thực tế đối với Huawei.
Hoa Kỳ nói rằng thiết bị của công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này có thể được Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp. Huawei đã bác bỏ lời cáo buộc này.
Các quan chức EU cho biết sẽ giảm dần các nhà cung cấp có rủi ro cao và những công việc phát sinh sẽ không làm hỏng đưa mạng 5G vào hoạt động trên toàn khối và rằng Ericsson và Nokia hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của khối.
“Nếu nhìn vào tình hình trên toàn thế giới, Nokia và Ericsson chiếm một thị phần lớn trên thế giới với các hợp đồng được ký kết trên toàn thế giới khi triển khai mạng 5G. Cả hai kết hợp chắc chắn có hơn 50% đến 60%, 65% thị phần. Tôi nghĩ rằng hai nhà cung cấp châu Âu này có thể cung cấp những gì cần thiết không chỉ cho châu Âu mà còn cho một phần lớn của thế giới”, một trong những quan chức EU nói.
Ủy ban cũng kêu gọi 13 nước EU nhanh chóng áp dụng cơ chế sàng lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài, một công cụ cho phép các chính phủ EU can thiệp vào các trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những lĩnh vực chiến lược, đặc biệt là nếu các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát hoặc có cổ phần.