Luật sư nói về vụ đầu tư trăm triệu USD vào ứng dụng gọi xe FaceCar
Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 18:38, 13/07/2020
Như đã thông tin, FaceCar vốn là phần mềm ứng dụng gọi xe qua smartphone của nhóm startup Việt Nam được đưa vào sử dụng chính thức từ tháng 12 năm 2016.
Theo App Annie xếp hạng ngày 4/3/2017, FaceCar chỉ xếp sau Grab và Uber đối với mảng ứng dụng đặt xe. Tuy nhiên, ứng dụng FaceCar chỉ thực sự được “nóng” lên hơn bao giờ hết khi bất ngờ xuất hiện thông tin một nhà đầu tư từ Đức quyết định đầu tư 400 triệu USD trong 6 tháng cho công tác hoàn thiện hạ tầng, giải pháp công nghệ, xây dựng bộ máy hoạt động và thương hiệu; 20% được giải ngân trong 4 tháng tiếp theo…
Thương vụ FaceCar này càng trở thành cú hích cho các nhà khởi nghiệp 4.0 khi thông tin quá trình thương lượng này được hãng tin Bloomberg xác nhận.
Hãng tin lớn hàng đầu nước Mỹ này đã đưa tin FaceCar- một ứng dụng Việt Nam lên hệ thống terminal tại phần tin tức dành riêng cho giới tài chính toàn cầu với 350.000 tài khoản VIP. Theo Bloomberg, khoản đầu tư giải đoạn đầu khoảng 400 triệu USD sẽ được giải ngân cho FaceCar để đối đầu với những ông lớn như Uber, Grab trên thị trường Việt Nam, trước khi đưa FaceCar ra các thị trường quốc tế khác gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines.
FaceCar vốn là phần mềm ứng dụng gọi xe qua smartphone
Tuy nhiên, ngay lúc sự việc tưởng chừng rất tốt đẹp, thì trên Facebook cá nhân của ông Trần Thành Nam, đã xuất hiện các thông tin do ông này đưa ra. Theo đó, nội dung được cho rằng phía nhà đầu tư Đức đã lừa đảo, và hoàn toàn không có bất kỳ kế hoạch khả thi cho việc đầu tư và phát triển FaceCar. Dòng status này ngay lập tức khiến cộng đồng khởi nghiệp 4.0 xôn xao. Thế nhưng sau đó, ông Trần Thành Nam đã xóa status này trên Facebook của mình.
Theo nhà đầu tư đến từ Đức, những thông tin “đăng lên rồi rút xuống” của ông Trần Thanh Nam kể trên khiến họ bị tổn thất về danh dự, tài chính, kế hoạch kinh doanh trong thời điểm họ vừa gia nhập lĩnh vực công nghệ 4.0.
Nhà đầu tư đến từ Đức cũng cho rằng, thông tin ông Trần Thành Nam là chủ của FaceCar là không chính xác.
Dẫn chứng từ nhà đầu tư đến Đức cho thấy, theo giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp được cấp bởi Sở KH&ĐT TPHCM, thành viên góp vốn của Công ty TNHH Ứng dụng Công nghệ FaceCar là ông N.Á.D với 51% cổ phần và bà H.T.N với 49% cổ phần.
Theo nhà đầu tư đến Đức, ngay từ thời điểm kêu gọi hợp tác, ông Trần Thành Nam không được xem là người sở hữu hợp pháp của ứng dụng FaceCar.
Giới chuyên môn phân tích, nếu ứng dụng này chưa được chuyển nhượng cho Công ty TNHH FaceCar, trở thành tài sản do Cty FaceCar quản lý và khai thác, thì thực ra FaceCar là ứng dụng đang hoạt động chưa được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Như vậy, giấy phép này, nếu có, sẽ được cấp cho Công ty TNHH Ứng dụng Công nghệ FaceCar chứ không phải ứng dụng FaceCar. Trong khi đó, ở trường hợp thứ 2, nếu ứng dụng FaceCar đã được chuyển nhượng trở thành tài sản do Công ty FaceCar quản lý và khai thác thì người có trách nhiệm quản lý, sở hữu ứng dụng này phải là Công ty FaceCar, tức là ông Nguyễn Ánh Dương với 51% cổ phần và bà Huỳnh Thị Nga với 49% cổ phần.
Ngoài ra, khi ông Dương đã ký hợp đồng hợp pháp chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu, điều phối công ty cho người khác thì ông Trần Thành Nam càng không có bất kỳ tư cách pháp lý để chứng minh là chủ sở hữu.
Ở cả 3 trường hợp, ông Trần Thành Nam đều không có bất kỳ pháp nhân nào để tiến hành kêu gọi, thương lượng, thỏa thuận liên quan FaceCar, càng không có đủ tư cách để kết luận phía nhà đầu tư lừa đảo cá nhân mình.
Đại diện truyền thông của nhà đầu tư người Đức đã phản hồi về sự việc nêu trên rằng cả hai bên chỉ cùng bàn thảo về việc hợp tác đầu tư phát triển dự án FaceCar tại Việt Nam nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thẩm định, khảo sát dự án, nên việc bị cáo buộc là “lừa đảo” hay có “dấu hiệu lừa đảo” là không đúng với bản chất sự việc, khiến phía nhà đầu tư trở thành nạn nhân, ảnh hưởng uy tín và thương hiệu.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Ngô Thành Ba, (Công ty Luật Niềm tin và Công lý, đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Giả sử ông Trần Nam Thanh không phải là chủ sở hữu FaceCar mà tự mạo nhận mình là chủ FaceCar thì đây là hành vi gian dối. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi gian dối nào cũng đều vi phạm pháp luật hình sự. Tùy từng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà pháp luật có những chế tài xử lý riêng. Giả sử hành vi gian dối sau đó chiếm đoạt tài sản của người khác vi phạm điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc sau khi có được tài sản của người khác rồi mới thực hiện hành vi gian dối nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm trả nợ thì vi phạm điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Luật sư Ba nêu quan điểm, theo quy định tại điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 thì vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 156 Bộ luật Hình sự về tội vu khống Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g)Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Vì động cơ đê hèn; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên c) Làm nạn nhân tự sát Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 174 Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. - Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu phạm tội một trong các trường hợp sau: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu phạm tội một trong các trường hợp:a) Vì động cơ đê hèn;b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Làm nạn nhân tự sát. |