Gần 31 triệu người thất nghiệp, cao nhất 10 năm qua
Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 16:08, 10/07/2020
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
Ảnh minh họa
Ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng (tương ứng 17,6 triệu người). Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm; 897,5 nghìn người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động (không tham gia hoạt động kinh tế).
Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 72,0% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 67,8% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%.
Con số này khiến lực lượng lao động giảm sâu kỷ lục. Số người lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II là 53,1 triệu người, giảm 2,2 triệu so với quý trước và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ. "Mức giảm trong quý II là chưa từng có trong 10 năm qua", đại diện Tổng cục Thống kê nhận xét.
Lao động nữ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong quý II, lượng lao động nữ trong độ tuổi giảm 4,9% trong quý trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhưng tác động từ đại dịch khiến tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cao nhất 10 năm, trong đó tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất ở nhóm lao động trình độ chuyên môn thấp. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý II là 2,73%, trong đó tại khu vực thành thị là 4,46% - mức cao nhất 10 năm.
Vụ trưởng Thống kê Dân số và Lao động cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở mức khiêm tốn nếu so với nhiều quốc gia khác nhưng không thấp nếu so với chính Việt Nam vì trước đây tỷ lệ này chỉ quanh ngưỡng 2%.
Từ nay đến cuối năm, số lao động mất việc có khả năng còn tăng nếu các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh không được thực hiện quyết liệt. "Khả năng 5 triệu người mất việc vào cuối năm không phải không thể xảy ra", bà Thủy nhận xét.
Theo ước tính của cơ quan thống kê, để giữ tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị dưới 4% theo mục tiêu Quốc hôi, tỷ lệ này trong hai quý cuối năm không được vượt quá 4,1%. Nếu hoạt động sản xuất không phục hồi, tình trạng thiếu việc làm gia tăng, mục tiêu của Quốc hội nhiều khả năng không thể đạt.
Trước diễn biến tiêu cực của thị trường lao động, Tổng cục thống kê kiến nghị đẩy mạnh thực hiện các gói hỗ trợ, đặc biệt là các gói hỗ trợ thu nhập. Chính phủ nên nghiên cứu các gói hỗ trợ đặc thù cho lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và người không có chuyên môn. Ngoài ra, GSO cho rằng cần đẩy nhanh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích người lao động...