UNESCO: Covid-19 khiến cho sự bất bình đẳng giáo dục trên thế giới ngày càng tăng
Giáo dục - Ngày đăng : 21:41, 23/06/2020
Trong khi trẻ em từ các gia đình có điều kiện có thể tiếp tục học tập ở nhà bằng máy tính, điện thoại di động và internet, hàng triệu học sinh khác đã bị gián đoạn hoàn toàn việc học.
Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết: “Bài học rút ra từ quá khứ đã chỉ ra rằng các cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể khiến nhiều người bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những người nghèo. Nhiều người trong số đó có thể không bao giờ trở lại trường học.”
Theo UNESCO, trẻ em từ nghèo cũng và trẻ em gái, người khuyết tật, người nhập cư và dân tộc thiểu số gặp bất lợi về giáo dục ở nhiều quốc gia. (Ảnh: AFP).
Báo cáo cho biết ở các nước thu nhập thấp và trung bình, các thanh thiếu niên từ 20% hộ gia đình khá giả nhất có khả năng hoàn thành hết cấp trung học cơ sở cao gấp 3 lần so với những người nghèo. Trẻ em khuyết tật có khả năng ít hơn 19% đạt được trình độ đọc tối thiểu ở 10 quốc gia này.
Theo UNESCO, tại 20 quốc gia nghèo chủ yếu ở châu Phi cận Sahara, hầu như không có nữ sinh ở vùng nông thôn nào học hết cấp hai.
Vẫn còn 2 quốc gia châu Phi cấm nữ sinh mang thai đến trường, 117 quốc gia cho phép tảo hôn và 20 quốc gia chưa phê chuẩn công ước quốc tế cấm lao động trẻ em. Khoảng 335 triệu nữ sinh đã theo học tại các trường không cung cấp cho các dịch vụ nước, và vệ sinh.
Theo báo cáo, nhiều quốc gia vẫn phân biệt giáo dục và điều này khoét sâu thêm sự rập khuôn, tình trạng phân biệt đối xử và xa lánh.
Chỉ có 41 quốc gia trên toàn thế giới chính thức công nhận ngôn ngữ ký hiệu và trên toàn thế giới, các trường học có nhu cầu truy cập internet hơn là để phục vụ cho học sinh khuyết tật.
UNESCO kêu gọi các nước tập trung vào việc chăm sóc các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi các trường học mở cửa trở lại sau Covid-19.
Bà Audrey Azoulay cho biết: “Để vượt qua những thách thức của thời đại, việc hướng tới giáo dục toàn diện hơn là điều bắt buộc. Những thất bại trong hành động sẽ cản trở sự tiến bộ của xã hội.”