Tăng cường phát triển nhân lực và gắn kết hoạt động an sinh xã hội trong cộng đồng Asean
Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 13:42, 23/06/2020
Tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì với Ban thư ký ASEAN tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến Quan chức cấp cao Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (SOCA) với vai trò là nước chủ tịch. Hội nghị có sự tham gia của các Trưởng SOCA các nước thành viên ASEAN, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, đoàn đại biểu các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Trưởng đoàn Quan chức cấp cao phụ trách Văn hóa - Xã hội ASEAN của Việt Nam, khẳng định: Năm 2020 là một năm quan trọng của ASEAN khi tất cả các cơ quan chuyên ngành tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của giai đoạn trước và chuẩn bị xây dựng kế hoạch công tác cho giai đoạn tiếp theo, hướng tới việc đạt được Tầm nhìn ASEAN 2025.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Đây cũng là một năm đặc biệt trong công tác văn hoá - xã hội khi tất cả các quốc gia thành viên ASEAN đều đang ít nhiều chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đại dịch không chỉ để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân, mà còn có những ảnh hưởng sâu rộng đến sinh kế của người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế.
Việt Nam với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 đã và đang phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên chủ động và tích cực triển khai các hoạt động, sáng kiến để ứng phó với tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, đúng với tinh thần và chủ đề của ASEAN 2020 "ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.
Trong năm nay, Việt Nam cũng hướng ưu tiên của mình vào việc tổ chức đánh giá sơ kết 5 năm thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 (Đề án 161) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kết quả của đánh giá sơ kết sẽ phục vụ cho việc hoàn thiện Báo cáo Đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 tại Việt Nam và tăng cường những thảo luận về vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
Việt Nam với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 đã và đang phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên chủ động và tích cực triển khai các hoạt động, sáng kiến để ứng phó với tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp.
Hội nghị SOCA dành nhiều thời gian thảo luận về các hoạt động, lĩnh vực ưu tiên trong năm 2020. Theo đó, các nước thành viên ASEAN thống nhất sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến độ và thực hiện hiệu quả các kế hoạch hoạt động chuyên ngành cũng như rà soát việc thực hiện các kế hoạch đó trong 5 năm vừa qua để hỗ trợ cho việc Đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN 2025 ở cả cấp quốc gia và cấp khu vực.
Dự kiến Báo cáo này sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 vào tháng 11/2020. Ngoài ra, Hội nghị cũng lưu ý về việc cần đẩy nhanh việc thảo luận với Timor-Leste về các nội dung chuyên ngành liên quan nhằm tìm hiểu về sự sẵn sàng, khả năng đáp ứng các kỳ vọng của ASEAN từ phía quốc gia này.
Đoàn Việt Nam đã có những trao đổi rõ hơn về những ưu tiên của mình trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 nói chung và trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN nói riêng nhằm tạo sự ủng hộ, đồng thuận đối với các nước thành viên trong năm bản lề quan trọng của Cộng đồng.
Dự kiến, trong năm 2020 Việt Nam sẽ thúc đẩy thảo luận và hướng tới các lĩnh vực ưu tiên bao gồm: Lao động và Phát triển nguồn nhân lực; Phúc lợi xã hội và Phát triển; Y tế; Truyền thông và Thông tin; Văn hóa ASEAN; Thanh niên; Môi trường và Biến đổi khí hậu; Đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
Những trọng tâm này phù hợp với chủ đề của là "ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng" cũng như 5 ưu tiên, bao gồm: hòa bình, an ninh và ổn định; thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững; nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả của bộ máy ASEAN.
Tăng cường gắn kết hoạt động an sinh xã hội trong cộng đồng Asean.
Các thành viên trong Hội nghị cũng đều nhất trí việc đưa con người làm trung tâm của sự phát triển. Những phát triểnsẽ giúp người lao động có điều kiến thay đổi hành vi nghề nghiệp theo hướng đi lên, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tạo ra một môi trường học tập và trải nghiệm chỉ giúp nhân viên của mình có thể hòa nhập tốt và nâng cao các kỹ năng thực tế cũng như chuyên môn làm việc được vững vàng hơn.
Từ đó sẽ tạo ra một cộng đồng có sự phát triển mạnh mẽ và bền chặt hơn. Nhưng một trong những cốt lõi của sự phát triển xã hội là vấn đề an sinh. Do vậy, những nước, khu vực trong ASEAN sẽ cần tăng cường sự gắn kết trong những lĩnh vực bảo hiểm, chăm sóc y tế và chính sách giúp đỡ người nghèo một cách toàn diện và sâu sát.
Cuối cùng, Hội nghị đã thống nhất trình Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 23 thông qua 2 văn kiện, tuyên bố trình lên các Hội nghị Cấp cao ASEAN thông qua, ghi nhận. Hai văn kiện đó là: Tuyên bố ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực trong một thế giới công việc đang đổi thay; Điều khoản tham chiếu của Hội đồng TVET ASEAN.