Sau Covid-19, các viện dưỡng lão ở Ý phải chiến đấu để tồn tại
Chuyển động - Ngày đăng : 16:49, 26/05/2020
Với chi phí leo thang do đại dịch và việc hạn chế tuyển nhân sự mới vào các nhà dưỡng lão, các nhà điều hành viện dưỡng lão cho biết nhiều cơ sở có thể không trụ được nếu như không có sự trợ giúp từ chính phủ.
Walter Montini - người đứng đầu Hiệp hội 30 viện dưỡng lão trong khu vực xung quanh Cremona cho biết: “Vào tháng 10, trừ khi những chiếc giường trống của chúng tôi được lấp đầy hay chúng tôi nhận được sự giúp đỡ cho những chi phí bất thường phải trả, chúng tôi sẽ phải nộp đơn xin phá sản. Thay vì tiếp nhận những người dân mới, chúng tôi sẽ phải gửi họ về nhà.”
Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho các viện dưỡng lão kể từ khi căn bệnh này xuất hiện lần đầu tiên ở Bologna vào cuối tháng 2. Nhiều người được điều động chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh để làm giảm sự quá tải ở các bệnh viện trong khu vực dù thiếu thiết bị bảo vệ.
Mariuccia Rossini - người đứng đầu Hiệp hội Thương mại Agespi cho biết: “Tất cả chúng tôi đều chịu nhiều áp lực từ chính quyền khu vực Bologna trong việc tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Chúng tôi không biết phải làm thế nào nữa.”
Một viện dưỡng lão ở Capralba, Ý. (Ảnh: Reuters).
Mặc dù không có con số tử vong chính xác, một cuộc khảo sát 577 viện dưỡng lão của Istituto Superiore di Sanità - cơ quan khoa học kỹ thuật hàng đầu của Dịch vụ Y tế Quốc gia Ý đã phát hiện ra rằng có 3.859 trường hợp tử vong vào tháng 2 và tháng 3, trong đó, 1.443 trường hợp có triệu chứng giống Covid-19.
Là một trong những quần thể lâu đời nhất ở châu Âu, Ý phụ thuộc vào các viện dưỡng lão để giúp các gia đình chăm sóc người thân cao tuổi. Các hiệp hội ngành công nghiệp ước tính danh sách chờ của các viện dưỡng lão hiện ở mức khoảng 100.000.
Diego Lorenzi cho biết người mẹ 88 tuổi của ông mắc chứng mất trí nhớ nghiêm trọng đã nằm trong danh sách chờ đợi trong 1 năm. Ông nói rằng từ lâu đã chăm sóc mẹ của mình, tuy nhiên, các anh chị gái không thể xoay xở được nữa.
“Chăm sóc người thân với một căn bệnh như thế là điều không thể đối với chúng tôi. Gia đình tôi và hai chị em tôi không thể làm điều đó nữa. Tôi đã hỏi rất nhiều viện dưỡng lão ở Bergamo và câu trả lời đều giống nhau: Không.”
Cuộc khủng hoảng này có thể tác động mạnh tới nền kinh tế. Ngành này sử dụng khoảng 185.000 nhân lực và tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 13 tỷ euro (14,16 tỷ USD).
Daniela Dolci - quản lý tại Residenza Guerreschi (một nhà điều hành tư nhân gần Cremona) cho biết thực sự rất bất lợi nếu như các viện dưỡng lão không nhận thêm người dân.
“Chúng tôi là một cấu trúc hoàn toàn riêng tư và chỉ có thể hỗ trợ mình với các khoản phí mà khách hàng trả. Chúng tôi chỉ có thể trả cho nhân viên của mình nếu tất cả 40 cơ sở của chúng tôi đều đông khách.”
Ngoài những ngôi nhà có bệnh nhân Covid-19, viện dưỡng lão đã bị cấm nhận người mới để bảo vệ những cư dân dễ bị tổn thương.
Các cuộc thảo luận hiện đang được tổ chức với chính quyền khu vực để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng và cho phép các viện dưỡng lão nhận khách hàng mới khi vấn đề an toàn được giải quyết.
Franco Massi - chủ tịch của Uneba (hiệp hội quốc gia đại diện cho khoảng 1.000 viện dưỡng lão) cho biết sẽ thử nghiệm dịch bệnh rộng rãi và tăng số lượng nhân viên cũng như thiết bị bảo vệ. Ông nói: “Điều này sẽ mấy nhiều chi phí hơn và do đó sẽ cần có nguồn tài trợ.”
Nếu vấn đề này không được giải quyết, một cuộc khủng hoảng chăm sóc xã hội có thể được thêm vào các vấn đề chăm sóc sức khỏe gây ra bởi Covid-19.
Giorgio Ferrami đến từ Casalbuttano cho biết người mẹ 86 tuổi của ông đã bị đột quỵ hồi tháng 1 và gần đây được điều trị chăm sóc đặc biệt.
Ông nói: “Mẹ tôi sẽ ra khỏi đây sau vài ngày và khi các viện dưỡng lão đóng cửa, tôi không biết nên làm gì. Bà không thể tự ăn, hoàn toàn nằm trên giường và cần được hỗ trợ sức khỏe liên tục.”