Cộng đồng LGBT dễ bị tổn thương hơn trong đại dịch COVID-19
Chuyển động - Ngày đăng : 14:28, 18/05/2020
Tuyên bố trên được đưa ra nhân Ngày thế giới chống kỳ thị người đồng tính (IDAHO, International Day Against Homophobia) ngày 17/5.
Cờ cầu vồng lục sắc - biểu tượng của cộng đồng LGBT
Tuyên bố có đoạn: “Trong số nhiều hậu quả nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 có cả tình trạng cộng đồng LGBT ngày càng dễ bị tổn thương. Họ đã gặp phải khó khăn do định kiến, bị tấn công và bị giết chết, chỉ vì lý do đơn giản: họ là ai và họ yêu ai. Nhiều đại diện của LGBT bị chỉ trích gay gắt hơn vì virus, cũng như gặp trở ngại khi tìm kiếm hỗ trợ về y tế”.
Tổng Thư ký LHQ Guterres chỉ rõ rằng, còn có những báo cáo cho thấy cảnh sát đang lạm dụng các chỉ thị liên quan đến COVID-19 để hạn chế quyền lợi của cộng đồng LGBT và các tổ chức có liên quan.
Theo ông Guterres, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, LHQ sẽ tiếp tục chú ý đến những điều trên cũng như các biểu hiện bất công khác; đồng thời nhận rõ sự cần thiết phải bảo vệ tất cả mọi người.
LGBT là tên viết tắt của đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender). Ý tưởng lập ra Ngày thế giới chống kỳ thị người đồng tính (IDAHO, International Day Against Homophobia) vào ngày 17/5 được đưa ra bởi nhà văn và học giả người Pháp Louis-Georges Ten.
Ngày 17/5/1990, Hội đồng Y tế Thế giới đã phê chuẩn sửa đổi phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo đó xu hướng tình dục (dị tính, lưỡng tính hoặc đồng tính) không còn được coi là bệnh.
Ngày thế giới chống kỳ thị người đồng tính được tổ chức chính thức từ năm 2003; và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005 ở hơn 40 nước.