Ngày thứ 2 diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm: "Bầu" Kiên nhợt nhạt đến Tòa
Ký sự pháp đình - Ngày đăng : 09:16, 01/12/2014
Trần Ngọc Thanh chỉ là giám đốc...bù nhìn
Do bị án Trần Ngọc Thanh đang phải điều trị tại bệnh viện nên không thể có mặt tại phiên tòa nên HĐXX đã đọc lời khai của bị án này tại cơ quan điều tra. Theo đó, mọi hoạt động của công ty Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội đều do Nguyễn Đức Kiên nắm giữ và điều hành, còn ông ta chỉ là giám đốc “bù nhìn”. “Anh Kiên là người ra mọi quyết định và chỉ đạo hoạt động của công ty, các hồ sơ anh Kiên duyệt rồi đưa tôi ký”, Thanh khai.
Đến 15h55, HĐXX đề nghị đưa Nguyễn Đức Kiên ra phòng xử để tiếp tục thẩm vấn. Tuy nhiên, theo HĐXX, do các nội dung liên quan đến bị cáo Kiên khá nhiều, HĐXX và các luật sư đều muốn hỏi bị cáo, nên để liền mạch và tránh căng thẳng, tòa nghỉ sớm để bắt đầu phần thẩm vấn bị cáo Kiên vào sáng mai.
4h phiên tòa tạm dừng, đến 8h sáng mai (2/12) sẽ tiếp tục.
Làm rõ hoạt động của 5 công ty "sân sau"
Trả lời thẩm vấn của HĐXX về việc ai là người đại diện cho Công ty Thiên Nam gọi điện cho ACB mua vàng, Nguyễn Đức Kiên thừa nhận mình là người trực tiếp gọi điện bởi, tổng đài bên trung tâm của ACB không nhận ra giọng ông Lê Quang Trung, Tổng Giám đốc Thiên Nam (đã mất) nên Kiên sẽ là người gọi để đọc lệnh của Tổng Giám đốc Thiên Nam. Người xác nhận lệnh này là ông Nguyễn Đức Thái Hân – Phó TGĐ của ACB.
Theo lời khai của Nguyễn Đức Kiên, kết quả từ giao dịch trạng thái vàng theo Hợp đồng 017, Thiên An lỗ tới hơn 400 tỷ đồng. Số lỗ này, Công ty Thiên Nam 25 % còn lại là Trần Quang Trung và Trần Vũ Tiến Anh chịu.
HĐXX hỏi Nguyễn Đức Kiên về hoạt động của 5 công ty “sân sau” là Công ty B&B, Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính Á Châu (AFG), Công ty Cổ phần đầu tư ACB (ACBI), Công ty Cổ phần Đầu tư Á Châu (ACI), Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (ACI- Hà Nội) mà bị cáo đứng ra thành lập có hoạt động hay không?
Bị cáo Kiên khẳng định, 5 công ty này căn cứ vào giấy phép kinh doanh và hoạt động bình thường. 5 công ty này đầu tư vào 3 nội dung: tham gia góp vốn thành lập DN mới; mua cổ phần của các DN đã được thành lập; mua cổ phần của các công ty trên sàn chứng khoán tập trung. Đây chính xác là hoạt động đầu tư tài chính theo qui định của pháp luật.
Bị cáo Kiên cũng khẳng định, hoạt động của 5 doanh nghiệp này là các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty, mục đích tạo lập doanh nghiệp mới.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về hoạt động mua trái phiếu ngân hàng, mua cổ phần của công ty khác đang tồn tại trên thị trường khác và phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhằm mục đích gì? Nguyễn Đức Kiên trả lời, việc mua trái phiếu của ACB để là chủ sở hữu của ACB trong lâu dài. “Việc phát hành trái phiếu là huy động vốn chứ không phải đầu tư. Còn các khoản mua cổ phiếu trên sàn, các công ty này không bán cho đến khi tôi bị bắt”, “bầu” Kiên cho biết.
HĐXX hỏi bị cáo Nguyễn Đức Kiên việc ACI có mua cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, vào ngày 2/5/2007, ACI có ký hợp đồng mua bán cổ phần với Hòa Phát, với số lượng 3 triệu cổ phần cổ đông, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó bán ra với giá 70.000 đồng/cổ phiếu.
Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB xác nhận có việc này. Và bán với giá 80.000 đồng/cổ phần. Bị cáo Kiên cũng khẳng định có việc này.
HĐXX hỏi bị cáo Kiên: Việc phát hành trái phiếu của 5 công ty căn cứ vào Luật nào?
Bị cáo Kiên nói: Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán và Nghị định 52 tháng 5/2006 qui định về việc phát hành trái phiếu DN.
HĐXX cho rằng, trong mảng liên quan pháp luật chứng khoán có Luật Chứng khoán và Nghị định 52. Luật qui định phát hành trái phiếu ra công chúng. Nghị định 52 cho phép phát hành trái phiếu DN. Vậy 5 DN này phát hành theo văn bản nào?
Bị cáo Kiên cho biết: Theo Nghị định 52.
11h40: Phiên tòa tạm nghỉ đến 13h30 chiều nay tiếp tục làm việc.
Dự kiến 13h30 phiên xử sẽ được tiếp tục, nhưng do một số đại diện và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chưa có mặt nên đến tận 14h5 phiên xử mới được tiếp tục.
Mở đầu phiên xét xử buổi chiều, HĐXX yêu cầu đại diện của Ủy ban chứng khoán nhà nước cho biết, theo Điều 1 của nghị định 52, loại hình Công ty TNHH có được phát hành trái phiếu riêng lẻ hay không?
Tuy nhiên, vị đại diện cho Ủy ban chứng khoán nhà nước không trả lời mà chỉ đề nghị HĐXX căn cứ theo nghị định 52 và pháp luật để quyết định. Trước câu trả lời này, HĐXX đề nghị Ủy ban chứng khoán nhà nước phải trả lời văn bản để HĐXX công bố trong phiên xét xử.
HĐXX đề nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản 2 nội dung gồm: 5 Công ty của bầu Kiên là Công ty B&B, Công ty AFG, Công ty ACBI, Công ty ACI, Công ty ACI- Hà Nội có đến đăng ký phát hành trái phiếu tại Ủy ban chứng khoán về phát hành trái phiếu ra công chúng không; UBCK là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, thì công ty ACI- Hà Nội có là đối tượng được phép phát hành trái phiếu theo qui định tại Điều 1, khoản 1 của nghị định 52.
Xung quanh hoạt động của các công ty “sân sau” của “bầu” Kiên, HĐXX cũng yêu cầu đại diện sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội và Sở kế hoạch đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho biết Công ty B&B, Công ty AFG, Công ty ACBI, Công ty ACI, Công ty ACI- Hà Nội có đăng ký kinh doanh trực tiếp tại sở KHĐT HN không thì cả hai đơn vị này đều khẳng định, 5 công ty này không hề đăng ký kinh doanh tại hai đơn vị này.
HĐXX cũng đề nghị đại diện Tổng cục Thống kê, cho biết, trong đăng ký kinh doanh của Thiên Nam có đăng ký mã ngành đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. Vậy mã ngành này có bao gồm kinh doanh trạng thái vàng không?
Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, sẽ có trả lời bằng văn bản vào ngày mai.
Luật sư Vũ Xuân Nam bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã đưa ra câu hỏi cho đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hồ Chí Minh về vấn đề xếp hoạt động ngành nghề góp vốn mua cổ phần, Bộ Tài Chính đã có văn bản trả lời: Xếp mã ngành và hoạt động góp vốn mua cổ phần. Tại tòa sơ thẩm đã có văn bản của Bộ Kế hoạch Đầu tư về xếp mã ngành. Nhưng sau đó, Bộ Tài Chính trả lời căn cứ vào qui định của Chính phủ thì đó không phải là ngành. Văn bản 6344 ngày 19/9/2014 của Bộ Tài chính đã có trong hồ sơ vụ án.
Trước câu hỏi của luật sư Vũ Xuân Nam vào thời điểm 2009-2010, có một hay nhiều sản phẩm liên quan đến trạng thái vàng, bị cáo Lý Xuân Hải trả lời “Tôi không nhớ chính xác. Nếu hỏi hợp đồng với BB, Thiên Nam thì tôi không nhớ. Hợp đồng ký với Thiên Nam là khối lượng chứ không phải giá trị”.
Bị cáo Hải cũng trả lời không nhớ ngoài giao dịch với Thiên An, ACB giao dịch với bao nhiêu khách hàng trong nước. Nhưng Hải khẳng định các giao dịch này đều hợp pháp và nộp thuế đầy đủ.
Trong phần thẩm vấn của mình, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên, yêu cầu bị cáo Lý Xuân Hải cho biết, đối với những việc làm của ACB với đối tác nước ngoài thì ACB tự chịu trách nhiệm hay cả Thiên Nam cùng chịu. Bị cáo Hải cho biết, ACB tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Luật sư Thiệp đưa ra câu hỏi nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải về việc trong quá trình thực hiện Hợp đồng 017, có bao giờ Thiên An có ủy quyền bằng văn bản cho ACB để ACB giao dịch hoặc mở tài khoản ở nước ngoài không?
Lý Xuân Hải lại tiếp tục trả lời “Tôi không thấy có văn bản nào còn có hay không tôi không biết”.
Luật sư Thiệp cũng yêu cầu bị cáo Hải trả lời việc ACB có nhận được thông báo nào bằng văn bản việc Thiên Nam giao cho ông Kiên thực hiện hợp đồng số 017 không. Bị cáo Hải lại tiếp tục nói “Tôi không nhớ, đề nghị hỏi anh Hân”Trả lời câu hỏi này của luật sư, ông Hân nói: Tôi không nhớ văn bản này mà chỉ có một văn bản đồng ý cho ông Kiên đọc lệnh. Văn bản này không có trong hồ sơ lưu trữ nghĩa là không có. Sau nhiều câu hỏi của luật sư bị những người liên quan từ chối trả lời, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị HĐXX yêu cầu những người có quyền và nghĩa vụ liên quan khi từ chối trả lời phải có lý do chứ không phải thích thì trả lời, không thích thì thôi.
Nguyễn Đức Kiên tha thiết xin tự mình đọc lại đơn kháng cáo
Ở phần thẩm vấn bị cáo Hải, HĐXX khẳng định ngân hàng ACB không mở tài khoản kinh doanh vàng cho Công ty Thiên Nam ở nước ngoài mà dùng chính tài khoản của mình ở nước ngoài để mua bán vàng. <_o3a_p>
Mặc dù, liên tục bán vàng cho Thiên An nhưng nguyên Tổng giám đốc ngân hàng ACB lại trả lời không biết Thiên Nam có được cấp phép kinh doanh vàng hay không. “Tôi ký hợp đồng 017 với Thiên An nhưng không được xem giấy phép đó, toàn bộ thủ tục anh em chuẩn bị hết”, Lý Xuân Hải trả lời.
<_o3a_p>
Theo bị cáo Hải, trong giao dịch vàng, ACB đứng giữa “ăn” phí giữa Thiên Nam và nước ngoài. Ví dụ chỉ có 1 khách hàng là Thiên Nam. ACB có 2 cách, mua của nước ngoài hoặc không mua. ACB có thể mua để đảm bảo an toàn. Giá này có thể phù hợp với Thiên Nam. Khi mua về thì có thể thu thêm một khoản phí nào đấy.
Lý Xuân Hải được giải đến Tòa
HĐXX đề nghị đại diện NHNN làm rõ việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thời điểm 2009-2010 được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật nào của Nhà nước?
Đại diện NHNN cho biết, kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài được điều chỉnh theo Quyết định số 03 ngày 8/1/2006.<_o3a_p>
9h10: HĐXX yêu cầu đưa bị cáo Nguyễn Đức Kiên ra phòng xét xử để tiến hành thẩm vấn với bị cáo này.<_o3a_p>
Trước vành móng ngựa, “bầu” Kiên xin được đọc lại đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm, về cả nội dung bản án và mức án mà HĐXX đã tuyên. Tuy nhiên, HĐXX đã bác bỏ yêu cầu này, bởi đơn kháng cáo của “bầu” Kiên dài tới 118 trang, nếu đọc hết sẽ mất rất nhiều thời gian.<_o3a_p>
“Bầu” Kiên vẫn tha thiết xin được đọc tóm tắt nội dung đơn kháng cáo bởi, lá đơn kháng cáo gửi tòa trước đây viết tay không được rõ ràng. Lá đơn này được đánh máy cẩn thận và có chỉnh sửa một số nội dung trích dẫn. HĐXX chấp nhận đề nghị này.<_o3a_p>
Trong phần trình bày của mình, bị cáo Kiên đề nghị tòa phúc thẩm không tuyên các nội dung phạm tội đã tuyên ở tòa sơ thẩm. <_o3a_p>
Theo bị cáo Kiên, Công ty Thiên Nam là công ty duy nhất được Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho phép thành lập với 3 chức năng. “Tôi chứng minh với HĐXX là công ty Thiên Nam có được phép kinh doanh vàng không?<_o3a_p>
Tòa sơ thẩm cho rằng Thiên Nam kinh doanh vàng trái phép là sai. Công ty Thiên Nam có giấy phép kinh doanh hàng hóa. Vậy vàng có phải hàng hóa không? Vàng là hàng hóa cho nên Thiên Nam được phép kinh doanh tất cả các loại hàng hóa. Khi kinh doanh hàng hóa hay vàng, Thiên Nam phải tuân thủ văn bản pháp luật thời điểm năm 2009 gồm Pháp lệnh ngoại hối và 2 văn bản khác. Ngoài ra, còn có Thông tư 03 của NHNN. Thiên An không có tài khoản ở nước ngoài nên không bị điều chỉnh bởi thông tư 03”.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đến Tòa trong sáng nay
Đúng 8h20 sáng nay, ngày 1/12, phiên xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục tiếp diễn. Tại ngày xét xử đầu tiên, bị án Trần Ngọc Thanh đột ngột bị ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu, hiện vẫn đang nằm điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy, HĐXX quyết định xét xử vắng mặt đối với bị án này, khi cần thiết sẽ công báo lời khai của bị án này.
Xuất hiện tại phiên xét xử ngày thứ hai, “bầu” Kiên trông thần thái có phần nhợt nhạt hơn ngày xử đầu tiên.
Tiếp tục phần thẩm vấn, HĐXX vẫn yêu cầu cách ly bị cáo Nguyễn Đức Kiên.
Trong buổi làm việc thứ hai, HĐXX tiếp tục thẩm vấn bị cáo Lý Xuân Hải xung quanh vấn đề kinh doanh vàng trái phép.
Như Công lý đã đưa tin, trong ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa, luật sư và bị cáo đã đưa ra một số đề nghị về việc cho gia đình tiếp xúc với các bị cáo, trao đổi tài liệu, triệu tập một số cá nhân liên quan đến Tòa. Tuy nhiên, một số nội dung đề nghị không được Tòa chấp nhận do không có trong quy định của Luật hoặc trong phạm vi điều chỉnh của HĐXX.
Sau phần thủ tục, kiểm tra căn cước chiều ngày 28/11, HĐXX đã chuyển sang phần thẩm vấn các bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.