Bi kịch vụ án thầy giáo “phát tài” nhờ… ma tuý

Ký sự pháp đình - Ngày đăng : 10:53, 13/04/2012

Vụ bê bối tại Trung tâm Nhị Xuân (Tp. Hồ Chí Minh) đổ bể khi Ban giám hiệu phát hiện một số học viên tổ chức sử dụng ma tuý trong Trung tâm. Tang vật thu giữ từ các học viên Hồ Phước Hiếu, Huỳnh Dương Hải và Nguyễn Hùng Phong là những ống kim tiêm đã qua sử dụng. Từ lời khai của 3 học viên này, Công an phát hiện một sự thật khiến nhiều người phải bàng hoàng: Kẻ cung cấp hêrôin t�

Các bị cáo nghe tuyên án

Bi kịch của Khúc Văn Dụ ập đến vào khoảng cuối năm 2002, gia đình Dụ lâm vào hoàn cảnh khó khăn nên mỗi buổi tối, Dụ đến khu vực đường Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh mua hêrôin của một người lạ mặt với giá 25.000 đồng/tép, kim tiêm với giá 500 đồng/ống đem về bán cho Hiếu trọn gói với giá “cắt cổ” là 250.000 đồng/tép + kim tiêm.

Sau đó, Hiếu đem bán cho các học viên có nhu cầu sử dụng với giá 300.000 đồng. Từ đây, Dụ và Hiếu cấu kết tạo thành một đường dây cung cấp hêrôin và ống chích cho các học viên trong Trung tâm cai nghiện Nhị Xuân. Đến ngày bị phát hiện, Dụ và Hiếu tiêu thụ được tất cả 7 tép hêrôin, 8 kim tiêm cho tất cả 10 học viên sử dụng chung. Điều đáng sợ nhất là trong 10 học viên cùng dùng chung kim tiêm sử dụng hêrôin thì có 2 người bị nhiễm HIV trước khi được đưa vào trại là Hồ Phước Hiếu và Trần Nghiêm Sang, hiện đã chuyển sang AIDS lâm bệnh nặng và chết trong bệnh viện khám Chí Hoà. Chính vì thế mà 8 học viên còn lại đều cùng chung số phận với 2 “con bệnh” kia vì lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích hêrôin.

Tham dự phiên tòa với tư cách là người đại diện của bị cáo, các bậc cha, mẹ đều khóc nức nở giữa chốn pháp đình. Trong dòng nước mắt, bà Trương Thị Liên (51 tuổi, mẹ bị cáo Võ Thanh Tùng) nghẹn ngào: “Con tôi vốn học rất giỏi. Sau khi tốt nghiệp lớp 9, nghe bạn bè xấu rủ rê, nó thử sử dụng hêrôin, bị nghiện và phải nghỉ học. Tôi phải khóc hết nước mắt và khuyên bảo nó tự cai tại nhà được hơn 1 tháng và đang tiến triển rất tốt.

Đến giữa tháng 1, Tùng bị UBND Tp. Hồ Chí Minh đưa đi chữa bệnh bắt buộc tại Trung tâm Nhị Xuân theo Nghị định 20/CP. Hy vọng sau khi cai nghiện tại trung tâm con mình sẽ trở thành con người tốt nên tôi rất phấn khởi và đưa nó đi. Khoảng nửa tháng tôi lên thăm một lần và thấy sức khoẻ của nó rất khả quan, học lái xe, học may, làm tổ trưởng tổ may trong Trung tâm và tham gia các hoạt động phong trào rất sôi nổi. Và tôi chỉ mong ngày đến đón con mình về đoàn tụ gia đình, nào ngờ… Giờ con tôi chỉ còn biết chờ chết”!

Thương tâm nhất là bị cáo Phạm Mỹ Tiến, bố mẹ và gia đình đã xuất cảnh sang Hoa Kỳ. Đại diện cho bị cáo Tiến là một phụ nữ xưng mẹ nuôi (xin được giấu tên) với đôi mắt đỏ hoe kể lại: “Khi đưa con mình vào Trung tâm Nhị Xuân chữa bệnh bắt buộc theo Nghị định 20/CP, cha mẹ của nó hy vọng nó sẽ cai nghiện thành công, ra trại cùng với gia đình xuất cảnh sang Hoa Kỳ. Đùng một cái, xảy ra vụ việc khủng khiếp này, nó đành phải tạm biệt bố mẹ ở lại Việt Nam thụ án tù và… chờ chết. Ngày bố mẹ nó đến thăm lần cuối trước khi ra sân bay Tân Sơn Nhất, nó khóc hết nước mắt và nói lên nguyện vọng duy nhất là gặp lại bố mẹ trước khi từ giã cõi đời”.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt Khúc Văn Dụ 14 năm tù cho cả 2 tội danh “Mua bán trái phép chất ma tuý, Mua bán các dụng cụ vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý”, 8 bị cáo còn lại nhận mức án từ 9 đến 18 tháng tù giam. Mức án đối với Khúc Văn Dụ có thể khẳng định là tương xứng với những tội lỗi y gây ra nhưng với 8 bị cáo còn lại, hình phạt không còn nhiều ý nghĩa răn đe bởi những tháng ngày ngắn ngủi còn lại, các bị cáo nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV khắc khoải chờ chết.

Những năm tháng ngắn ngủi thi hành bản án, nhìn đời qua song sắt nhà tù của họ chỉ là khoảng thời gian sợ hãi tột cùng. Ai đã gián tiếp “tuyên” cho chúng bản án “tử hình” quá khắt khe và tàn nhẫn như thế? Chỉ có những cán bộ Trung tâm cai nghiện Nhị Xuân không làm tròn trách nhiệm, để nhân viên của mình tha hoá gây ra bi kịch thương tâm mới có thể trả lời…

An Dương

congly.com.vn