Quan điểm của Bộ GD-ĐT về quy định bán dâm đối với học sinh, sinh viên

Giáo dục - Ngày đăng : 11:54, 31/10/2018

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, sửa đổi Luật Giáo dục rất cần lấy ý kiến của học sinh THCS và THPT, tuy các em không trực tiếp quyết định những vấn đề lớn nhưng phải thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của các em.

Tại buổi chất vấn ở Quốc hội sáng 31/10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có báo cáo về vấn đề sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục. Theo đó, sau khi rà soát, Bộ đã báo cáo Chính phủ và trình UBTVQH, xét thấy luật liên quan đến mọi người mọi nhà nên đã tiến hành lấy ý kiến rộng rãi.

Cũng tại buổi chất vấn, Bộ trưởng Nhạ cho biết, trong quá trình làm, chúng tôi đề nghị với các Sở giáo dục xin ý kiến của đông đảo các thầy cô, phụ huynh, học sinh, sinh viên và những người có liên quan. Trong Dự thảo luật Giáo dục sửa đổi có cả chương về người học.

Quan điểm của Bộ GD-ĐT về quy định bán dâm đối với học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa.

“Chúng tôi cũng đề nghị ý kiến của các tổ chức, bên liên quan. Đối với học sinh, sinh viên đặc biệt là học sinh THCS và THPT là những đối tượng rất cần phải lấy ý kiến, tuy các em không trực tiếp quyết định những vấn đề lớn nhưng phải thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của các em. Trong quá trình xây dựng luật phải lắng nghe các em”, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết thêm, chúng ta đã lấy ý kiến thông qua tổ chức Unicef, nhưng tới đây tôi chỉ đạo các cơ quan phải lấy ý kiến tập thể và phối hợp với cơ quan chủ quan để làm sao ý kiến mong muốn của các em được thể hiện, trên cơ sở đó những người có kinh nghiệm sẽ lựa chọn để thấy được tính khả thi của các điểm quy định về đối tượng học như vậy sẽ sát hơn.

Còn đối với các quy định về các văn bản, thông tư của ngành giáo dục là rất nhiều. Hiện Bộ GD-ĐT đang rà soát các văn bản thông tư từ nhiều năm gần đây. Trong quá trình rà soát thì có vấn đề quy định về bán dâm đối với học sinh, sinh viên được quy định từ năm 2007 và sau đó đầu năm 2016 lại có quy định.

“Khi rà soát chúng tôi đề nghị những nội dung không học thuật thì phải bỏ hoặc sửa trong đó có nội dung này. Vấn đề đặt ra, khi mà sửa, ban soạn thảo đặc biệt là cán bộ nhân này để thực chất như thế này, can thiệp hạn chế nên dẫn đến có ý kiến. Bởi vậy, khi nhận thông tôi chỉ đạo ngay báo cáo và xử lý ngay. Quan điểm của tôi với môi trường giáo dục không cần sửa thông tư này, những nội dung này không đưa vào thông tư này”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Trước những giải trình đó, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) cho rằng đây là vấn đề sửa đổi thông tư nên Bộ đưa ra lấy ý kiến là đúng, cần thiết. Bộ trưởng trả lời như vậy là khách quan, khi đóng góp ý kiến sửa thì có ý kiến khác nhau là chuyện bình thường.

 

Mai Thoa - Ngô Chuyên