Tăng lương, miễn học phí thì nên trao thêm quyền tự quyết cho nhà trường
Giáo dục - Ngày đăng : 10:40, 25/11/2017
Theo thầy Lê Đức Dũng, đề xuất miễn học phí và tăng lương cho giáo viên là chính sách hợp lý.
Lý giải về điều đó, thầy Dũng nói: “Hiện nay học phí đôi khi lại gây ra khó khăn cho một số bộ phận phụ huynh, gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi cho con đi học. Chúng ta đã miễn học phí cho cấp Tiểu học rồi giờ miễn học phí cho Trung học cơ sở là hợp lý và là một cái hay”.
Thầy Lê Đức Dũng - Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Trường, Đồng Nai. Ảnh Ngô Chuyên.
“Khi miễn học phí đến bậc Trung học cơ sở có thể đảm bảo phổ cập đến lớp 9, trường hợp những học sinh nào học hết lớp 9 mà không có cơ hội đi học thêm bậc Trung học phổ thông có thể đi học nghề. Đó cũng là một ngã rẽ cơ hội việc làm cho các em cao hơn”, thầy Dũng nói thêm.
Bên cạnh đó, thầy Dũng cũng đánh giá cao về đề xuất tăng lương cho giáo viên. Tuy nhiên, thầy cũng đặt ra nhiều tình huống xay quanh vấn đề tăng lương như: Khi tăng lương phải chuyển giáo viên lại vào trong khung lương mới vậy phải làm sao để những giáo viên có cống hiến lâu năm nhưng mà bằng cấp người ta không đạt vào được bậc lương theo quy định của khung lương mới đó là vấn đề, bài toán khó đặt ra.
Theo thầy Dũng và nhiều giáo viên nếu mà cứ giữ đội ngũ giáo viên như hiện này mà tăng lương, miễn học phí là điều đáng phải suy nghĩ.
“Riêng việc tăng lương mà miễn học phí tôi cũng nghĩ cần phải đi kèm lại sắp xếp trường lớp. Ví dụ các lớp ở cấp Trung học cơ sở không nhất thiết xã nào cũng phải có trường, chúng ta có thể dồn ghép lại hoặc có một cách tinh giảm hợp lý nhất. Phải tinh giảm làm sao cho đội ngũ hiện nay gọn nhất, chất lượng nhất”, thầy Dũng nói.
“Số lượng nhân lực được trả lương mà làm việc không hiệu quả mình có thể tinh giảm để dùng số ngân sách đó trả lương cho những giáo viên có đủ năng lực, nhiệt huyết công hiến”, thầy Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục ngoài việc tăng cơ chế ưu đãi cho giáo viên, học sinh thì chúng ta cũng nên trao quyền tự quyết cho các nhà trường.
Bộ GD-ĐT vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành, theo đó điểm đáng chú ý mà Bộ GD-ĐT đưa ra là miễn học phí đến cấp THCS và tăng lương cho giáo viên. Ảnh Hải Nam.
Ví dụ như: việc sắp xếp bố trí lại nhân sự, bổ nhiệm cán bộ quản lý. Khi trao quyền cho nhà trường thì hội đồng chuyên môn của nhà trường được tham gia vào tham vấn, góp ý kiến và chính nhà trường phải trực tiếp chịu trách nhiệm trong quá trình tuyển dụng.
Đồng thời, khi tuyển dụng nhân sự nhà trường đó phải tuyển chọn làm sao tốt đáp ứng nhu cầu của trường và phụ hợp với quỹ lương mà hằng năm nhà nước giao cho trường.
Theo thầy Dũng, nên để nhà trường được quyền tuyển dụng và chịu trách nhiệm. Đặc biệt là Hiệu trưởng, đồng thời khi tuyển dụng phải có hội đồng giáo viên thẩm định, kiểm tra đầu vào chất lượng của giáo viên và như vậy tuyển được chất lượng giáo viên tốt vào nhà trường có cách đào tạo thêm kỹ năng cũng như nghiệp vụ.
“Tôi đảm bảo không có trường nào muốn chọn một nơi mà không đảm bảo chất lượng để vào dạy ở trường