Nói 6 điều này khi phỏng vấn, bạn sẽ bị loại sớm!
Giáo dục - Ngày đăng : 15:51, 21/11/2017
"Tôi có thể được nghỉ bao nhiêu ngày trong tháng?"
"Tôi phải làm việc trong bao lâu mới có thể đi du lịch cùng công ty?”
“Tôi phải mất bao lâu để được tăng lương?
Đây là 3 câu hỏi phổ biến nhất mà các ứng viên thường hỏi nhà tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dù rất tài năng nhưng vẫn không thể tìm việc ở bất cứ đâu. Chắc chắn, phần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là điều quan trọng nhưng không phải là lúc để hỏi về những khoảng thời gian nghỉ ngơi. Và ngay cả khi bạn không đặt ra những câu hỏi trên và đang trên đà thể hiện bản thân rất tốt thì mọi thứ có thể dễ dàng sụp đổ bởi một câu nói sai lầm.
Vậy trước khi bạn bước vào vòng phỏng vấn, hãy xem xét kĩ càng và rút ra bài học kinh nghiệm về 6 điều không nên nói mà Chuyên viên tư vấn tuyển dụng cấp cao của CareerLink, đơn vị hỗ trợ tư vấn tìm kiếm việc làm uy tín và tuyển dụng nhân sự chất lượng hàng đầu Việt Nam, chia sẻ sau đây.
Xem thêm các việc làm mới được cập nhật tại: https://www.careerlink.vn/
"Xin lỗi, tôi tới trễ!"
Đến muộn có thể được coi là điều tối kỵ trong bất kì cuộc phỏng vấn xin việc nào và đến 99% cơ hội của bạn đã ra đi. Bởi điều này khiến nhà tuyển dụng đặt ngay dấu chấm hỏi về khả năng và tính chấp hành kỷ luật của bạn: “Nếu bạn không thể đến đúng giờ cho một buổi phỏng vấn quan trọng như thế này thì làm sao bạn có thể hoàn thành công việc đúng hạn?”
"Bạn có phiền không nếu tôi nghe điện thoại một lúc?"
Dù bạn nói lên câu này với thái độ dễ thương hết mức có thể nhưng cũng không khiến nhà tuyển dụng “thôi phiền lòng”. Bởi trả lời một cuộc gọi trong khi phỏng vấn là hành động thiếu tôn trọng đối với họ. Hãy cho họ thấy rằng bạn tôn trọng họ và buổi gặp gỡ này là điều ưu tiên của bạn bằng cách để điện thoại trong túi xách và giữ ở chế độ im lặng.
"Tôi là một người cầu toàn."
Nếu bạn nhận được những câu hỏi về điểm yếu lớn nhất của bạn, đừng cố gắng trả lời như thể bạn là người hoàn hảo và không có điểm yếu. Bất kỳ nhà tuyển dụng giỏi nào cũng biết rằng tất cả các ứng cử viên ai cũng có điểm yếu. Nếu bạn không thể thừa nhận nó, hoặc thậm chí tệ hơn, nếu bạn không biết nó, bạn không phải là người mà họ muốn.
"Tôi ứng tuyển vào vị trí công việc này vì nó sẽ cho tôi ..."
Bạn có thể nghĩ rằng công việc mới sẽ cho bạn nhiều “lợi lộc” hơn như được rèn luyện nhiều kỹ năng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn hoặc có cơ hội phát triển cao hơn... Tuy nhiên, hãy giữ những điều này cho riêng bạn. Thay vào đó, hãy nói chuyện về những gì bạn sẽ đóng góp cho công ty trong tương lai.
"Tôi không chắc chắn nếu tôi là người phù hợp cho công việc này, nhưng ..."
Tất cả mọi người đều không chắc chắn cho đến khi họ được thuê. Bạn không thực sự được mong đợi có thể thực hiện 100 phần trăm công việc vào ngày đầu tiên. Tuy nhiên đừng để sự thiếu tự tin ảnh hưởng đến chính bạn và gây mất thời gian cho nhà tuyển dụng. Hãy chứng minh rằng bạn là người phù hợp với công việc đang ứng tuyển dù vẫn còn một vài thiếu sót. Sau đó, nỗ lực tỏa sáng bằng các điểm mạnh của bản thân, chứ không phải là nghi ngờ và tự ti về bản thân.
“Các thông tin đó đều có trong CV...”
Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về một kỹ năng của bạn, có nghĩa là họ đang muốn nói đến cách bạn ứng dụng kỹ năng đó vào những công việc và trường hợp cụ thể nào, họ muốn nghe nhiều hơn thay vì chỉ vài dòng ngắn gọn trong CV. Do đó, đừng bắt họ phải xem lại CV mà hãy tận dụng cơ hội này để thuyết phục họ bằng kinh nghiệm thực tiễn của bạn.
Để thành công trong buổi phỏng vấn, bạn cần có khả năng giao tiếp và cách xử lý tình huống nhanh nhạy bên cạnh yêu cầu kỹ năng lẫn kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, chỉ một câu nói lỡ lời lại khiến bạn phải đánh đổi bằng cơ hội việc làm trong mơ. Do đó, hãy lên tinh thần chuẩn bị thật tốt để quá trình tìm việc của diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả như mong muốn.