Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Vai trò của giáo viên trong việc đánh giá như thế nào?
Giáo dục - Ngày đăng : 10:06, 29/07/2017
Vai trò đánh giá của giáo viên như thế nào?
Theo như chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa thông qua, các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích hóa hoạt động của người học.
Giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Ảnh Hải Nguyên.
Giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát huy năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luện thói quen và năng lực tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thực, kỹ băng đã tích lũy được để phát triển.
Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát triển và giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc đời).
Những hoạt động học tập này, được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng học tập và công cụ khác. Đặc biệt, là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số.
Các hoạt động học tập được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một hình thức chủ yếu như sau: Học lý thuyết, thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu, tham gia thảo luận (xêmina), tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động cộng đồng.
Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc là việc chung cả lớp. Dù học sinh làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp thì mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Phương thức đánh giá kết quả giáo dục mới
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Qua đó, theo dõi sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quảng lý các hoạt động dạy học, đảm bảo chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình. Ảnh Hải Nguyễn.
Căn cứ vào đánh giá các yêu cầu cần đạt được về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học lựa chọn định hướng nghề nghiệp, chuyên đề học tập và môn học tự chọn. Đối với đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Kết quả giáo dục được đánh giá bằng hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế.
Kết quả các môn tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong quá trình học tập. Học sinh hoàn thành chương trình Tiếng dân tộc thiểu số cấp Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.
Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quảng lý các hoạt động dạy học, đảm bảo chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình.
Việc đánh giá trên điện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ công tác phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
Phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gâu áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.
Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tự của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo duc và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.