15,5 điểm là điểm "sàn" xét tuyển đại học năm 2017

Giáo dục - Ngày đăng : 11:23, 12/07/2017

Sáng nay (12/7), Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2017 (điểm sàn). Năm nay là năm cuối cùng Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm sàn xét tuyển đại học. Từ 2018, điểm sàn sẽ do các trường đại học tự xác định.

Thống kê số liệu dự thi/đăng ký xét tuyển

Theo đó, Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2017 (điểm sàn) của Bộ GD-ĐT đã họp, thảo luận và thống nhất đề xuất Bộ trưởng Bộ GD-ĐT mức điểm sàn cho tất cả các khối là 15,5.

Năm nay, cả nước có 865.975 thí sinh dự thi. Số thí sinh đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển đại học là 640.425.

Tổng chỉ tiêu ĐH xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 332.496.

15,5 điểm là điểm

Số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển các khối:

A: 883.768      34,59%

A1: 286.760    11.22%

B: 282.984      11.08%

C: 277.722      10.87%

D1: 608.632    23,82%

Phổ điểm các khối thi đã tính điểm ưu tiên

                 Điểm trung bình        Số TS từ 15,5 điểm trở lên

A (Toán, Lý, Hóa)      18,38                           272.130

A1 (Toán, Lý, Anh)    17,86                           251.437

B (Toán, Hóa, Sinh)    17,72                           254.008

C (Văn, Sử, Địa)         18,66                           233.909

D (Toán, Văn, NN)     17,51                           403.40

Điểm trung bình các khối thi sau khi có điểm ưu tiên không khác biệt nhau nhiều.

Khối D có số lượng thí sinh đạt trên sàn cao do đây là 3 môn bắt buộc, hầu như tất cả thí sinh đều dự thi.

Dù số lượng thí sinh khối D đạt trên sàn cao nhưng tổng số nguyện vọng xét tuyển vào khối D chỉ khoảng 24%, trong khi đó khối A có tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển gần 35%

Số lượng thí sinh đạt từ 15,5 điểm trở lên chưa lọc thí sinh trùng, nghĩa là một thí sinh có thể có tên trong nhiều khối thi.

Do đó, nếu chỉ dựa vào phổ điểm để xác định số lượng thí sinh trên điểm sàn thì số lượng thí sinh ảo sẽ rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ năm nào trước đây.

Ngô Chuyên