Sinh viên mang tài liệu photo vào trường vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ?
Giáo dục - Ngày đăng : 16:21, 14/02/2017
Theo bạn Nguyễn Anh Thư (SV năm 3, ĐH Luật - Hà Nội): “Nhà trường đã có quy chế rõ ràng về việc cấm sinh viên photo tài liệu, giáo trình mang đến lớp. Nếu sinh viên biết mà vẫn cố tình vi phạm, phạt là đúng. Tuy nhiên, đình chỉ học 1 năm đối với bạn sinh viên như trên là quá nặng”.
Một bạn sinh viên trường ĐH Luật – TP.HCM nói: “Ngay từ đầu năm học, chúng em đã được nhà trường phổ biến quy chế, trong đó nghiêm cấm việc mang tài liệu photo vào trong trường. Đa số chúng em đều sử dụng tài liệu, giáo trình photo nhưng chỉ dùng ở nhà, không dám mang đến lớp. Trường hợp của bạn N.T.N.A bị đình chỉ học thật đáng tiếc”.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến ủng hộ quyết định kỷ luật của nhà trường vì mọi người cho rằng, ngay từ trong nhà trường các bạn phải tôn trọng tính thượng tôn của pháp luật, những quy chế đưa ra phải được chấp hành nghiêm túc.
Tự sao chép các tác phẩm đã công bố nhằm mục đích nghiên cứu khoa học thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút (Đ25. Luật SHTT).
Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, hiện nay tình trạng photo tài liệu mang vào trường học là phổ biến. Nhiều sinh viên cho rằng việc mình sử dụng tài liệu photo cũng không ảnh hưởng đến ai mà có thể tiết kiệm chi phí nên việc sử dụng là hiển nhiên. Nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội mặc dù không khuyến khích nhưng cũng không cấm sử dụng tài liệu photo trong quá trình nghiên cứu, học tập.
Liên quan đến tính pháp lý của việc sử dụng tác phẩm theo Luật sở hữu trí tuệ, Luật sư Lê Văn Thế - Trưởng Văn phòng Luật sư Bạch Minh – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: “Để có thể xem xét thỏa đáng việc đình chỉ 1 năm đối với hành vi vi phạm bản quyền là thỏa đáng hay không phải căn cứ vào nội quy, quy chế của Trường ĐH Luật TP HCM".
Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã có quy định rõ về thế nào là hành vi xâm phạm bản quyền. Cụ thể: "Trích Điều 25 Luật SHTT 2005, luật số 36/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT 2005 quy định:
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
“ Như vậy, nếu sinh viên này khai là copy một bản để tự nghiên cứu hoặc để phục vụ việc học tập của cá nhân thì không vi phạm bản quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, như sinh viên này khai trong bản tường trình là photo để cho em, như vậy việc vi phạm là khá rõ, chỉ khác biệt là tính chất và mức độ vi phạm mà thôi.” – Luật sư Thế nói.