Vào "mùa" viêm não Nhật Bản

Thảo Nguyên| 17/06/2017 13:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, tháng 6-7 là mùa của dịch viêm não Nhật Bản. Bệnh có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc viêm não do virus, trong đó, gần 10% là viêm não Nhật Bản. Lứa tuổi mắc chủ yếu là 1-10 tuổi.

Vào

Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong cao, dễ để lại di chứng thần kinh.

Theo Ths.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), mùa hè là “mùa” của bệnh viêm não Nhật Bản do điều kiện thời tiết thuận lợi cho loại muỗi sinh sôi và lây truyền bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý những triệu chứng sốt bất thường của trẻ. Hiện tại, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho 4-5 bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản.

BS Hải cho biết, triệu chứng cổ điển của viêm não Nhật Bản là sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp. Khi trẻ có nhiễm trùng thần kinh trung ương sẽ mệt mỏi, không chơi như bình thường và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Nhiều gia đình thấy trẻ nôn nhiều thì dùng thuốc chống nôn và việc này làm mờ đi triệu chứng của bệnh, khiến bác sĩ sẽ khó chẩn đoán hơn, BS Hải nói.

Trẻ mắc viêm não Nhật Bản phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, BS Hải cho biết, khoảng 10% bệnh nhi mắc căn bệnh này sẽ tử vong, 30% khác bị di chứng bại não, động kinh, yếu liệt tứ chi... Việc điều trị viêm não Nhật Bản rất khó khăn, trung bình mỗi ca bệnh phải nằm viện từ 3 đến 4 tuần.

Để phòng tránh các bệnh viêm màng não như phòng nhiễm trùng nói chung, BS Hải khuyến cáo, trẻ cần được tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch với 3 liều cơ bản: Mũi một lúc trẻ được một tuổi; Mũi 2 sau mũi một từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3 cách mũi 2 một năm. Sau đó 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Vào

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vào "mùa" viêm não Nhật Bản