Thử nghiệm thành công giai đoạn đầu vắc xin mới phòng HIV/AIDS

Huy Hoàng / Theo Independent| 08/07/2018 13:23
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các nhà khoa học đang lạc quan sau khi một vắc xin HIV thử nghiệm cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong các thử nghiệm ban đầu ở con người.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet đã kiểm tra ảnh hưởng của vắc xin trong các đối tượng thử nghiệm, được chọn từ 12 phòng khám HIV ở Đông Phi, Nam Phi , Thái Lan và Hoa Kỳ.

Theo đó, vắc xin HVTN704 - còn gọi là Imbokodo - đã bước đầu phát huy hiệu quả ở 2/3 trong số 72 con khỉ được tiêm thử nghiệm, bảo vệ chúng không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, kết quả này vẫn chưa thể đảm bảo vắc xin HVTN704 có thể phát huy hiệu quả tương tự ở người. 

Thử nghiệm thành công giai đoạn đầu vắc xin mới phòng HIV/AIDS

Gần 37 triệu người trên toàn thế giới được cho là sống chung với HIV hoặc AIDS, trong đó hơn hai triệu là trẻ em

Vắc xin trên cũng đã được thử nghiệm ở gần 400 người lớn khỏe mạnh không nhiễm HIV trong độ tuổi từ 18-50 tại Nam Phi, Thái Lan và Mỹ. Kết quả ban đầu cho thấy vắc xin tạo nên một phản ứng miễn dịch mạnh trong cơ thể người.

Hiện nay, vắc xin đang được chuyển sang giai đoạn thử nghiệm tiếp theo và sẽ được tiêm cho 2.600 phụ nữ sống ở miền Nam châu Phi để đánh giá khả năng ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV. Kết quả thử nghiệm chính thức cuối cùng dự kiến sẽ có trong 3 năm tới.

Tiến sĩ Dan H Barouch - một điều tra viên chính về nghiên cứu cho biết, ông "hài lòng" với nghiên cứu, nhưng theo ông cũng cần thận trọng với các kết quả. “Chúng tôi phải thừa nhận rằng việc phát triển vắc xin HIV là một thách thức chưa từng có, và chúng tôi sẽ không biết chắc liệu vắc xin này có bảo vệ con người hay không”, ông nói.

Gần 37 triệu người trên toàn thế giới được cho là đang sống chung với HIV hoặc AIDS , trong đó hơn hai triệu là trẻ em. Cho đến nay chỉ có duy nhất vắc xin RV144 có khả năng bảo vệ con người không bị lây nhiễm HIV ở một mức độ nhất định.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thử nghiệm thành công giai đoạn đầu vắc xin mới phòng HIV/AIDS