Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại

PV| 06/06/2020 06:50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Đảng ủy cơ quan, BCH Đoàn thanh niên TANDTC dự kiến sẽ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo “Một giọt máu – Triệu tấm lòng năm 2020”.

Chương trình hiến máu nhân đạo “Một giọt máu – Triệu tấm lòng năm 2020 dự kiến được tổ vào 8h30 ngày 15 tháng 6 tại Trụ sở Tòa án Nhân dân tối cao – 48 Lý Thường Kiệt.

"Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, đó không chỉ là một thông điệp mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc của việc hiến máu tình nguyện. Ở nước ta, đầu những năm 1990, máu để truyền trong những trường hợp cấp cứu chủ yếu được lấy từ người thân của bệnh nhân hoặc được mua từ người bán, chất lượng máu kém, nguy cơ lây nhiễm bệnh qua truyền máu rất cao.

Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại

Hình ảnh những giảng viên, cán bộ của Tòa án Nhân dân tối cao tại ngày hội hiến máu. Ảnh tư liệu.

Để bảo đảm an toàn truyền máu, năm 1994, Bộ Y tế đã tổ chức thành công “Ngày hiến máu nhân đạo” thu hút đông đảo người dân tham gia. Cũng chính từ đó, những hoạt động hiến máu nhân đạo được tổ chức thường xuyên nhằm giúp đỡ những bệnh nhân không may mắn, đồng thời thể hiện truyền thông đoàn kết của dân tộc ta.

Vậy bạn cần biết gì trước khi đi hiến máu?

Lượng máu trong cơ thể mỗi người khoảng 70-80ml/kg cân nặng, mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có thời gian sống nhất định và luôn được đổi mới hằng ngày, cơ thể người hiến máu có khả năng bại trừ nhanh chóng lượng máu đã hiến.

Vậy hiến máu có lợi như thế nào cho sức khỏe?

Hiến máu giúp tăng máu mới, giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm nguy cơ xuất huyết, đột quỵ tim mạch, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại

Những bạn sinh viên của học viện Tòa án cũng tích cực tham gia.

Quy trình hiến máu có các bước gồm:

1 đăng ký hiến máu; 2 khám sức khỏe; 3 xét nghiệm kiểm tra; 4 hiến máu; 5 nghỉ sau hiến máu và 6 nhận giấy chứng nhận hiến máu.

Trước đó, ngày 11/5/2020 Học viện Tòa án cũng đã tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Tại chương trình này đã thu hút hơn 400 người tham gia. Số đơn vị máu thu được là 218 đơn vị.

Theo như chia sẻ của bạn Nguyễn Trúc Hà – chủ nhiệm câu lạc bộ máu của Học viện Tòa án: “Hiến máu không chỉ là hoạt động nhân đạo mà còn có ý nghĩa không chỉ đơn giản là cứu sống được một con người mà nó còn giúp em rút ra  nhiều bài học trong cuộc sống. CLB hiến máu nhân đạo của Học viện Tòa án đã từng tham gia, tổ chức  nhiều chương trình hiến máu tình nguyện cũng như trực tiếp tiếp xúc với những bệnh nhân  gặp các vấn đề về máu. Qua những lần hoạt động như vậy,  được nghe những câu chuyện chữa bệnh của họ, thấu hiểu hơn với những hoàn cảnh khó khăn, em càng cảm thấy hoạt động hiến máu nhân đạo là vô cùng cần thiết và cần được lan tỏa rộng rãi tới cộng đồng”

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại