Làm sao để biết trẻ có dị ứng khi tiêm vắc xin sởi-rubella?

Đ.C| 01/04/2016 09:44
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Vào sáng 31/3, sau khi tiêm vắc xin sởi-rubella, 2 nữ sinh ở Hà Tĩnh phải nhập viện cấp cứu đã làm các bậc phụ huynh dấy lên mối lo ngại về tính an toàn của vắc xin này.

Dưới đây là một số thắc mắc của các bậc phụ huynh gửi về Chương trình tiêm chủng mở rộng được các chuyên gia giải đáp

Câu hỏi 1: Có cách nào để biết trước là trẻ có dị ứng với vắc xin sắp được tiêm không, thưa các bác sĩ? Vì tôi thấy nhiều trường hợp có phản ứng sau tiêm thì được Bộ Y tế giải thích là do cơ địa?

Làm sao để biết trẻ có dị ứng khi tiêm vắc xin sởi-rubella?

Làm sao để biết trẻ có dị ứng với vắc xin sắp được tiêm?

Trả lời: Nếu trẻ bị dị ứng đối với bất cứ thành phần nào của của vắc xin (ví dụ dị ứng với kháng sinh có trong vắc xin), hoặc có phản ứng mạnh (sốt cao, phản ứng sưng tại chỗ tiêm, di ứng, sốc…) khi tiêm vắc xin cùng loại ở những lần tiêm trước thì sẽ có nguy cơ phản ứng đối với vắc xin sắp được tiêm.

Gia đình cần thông báo cho cán bộ y tế khi con/cháu được khám sàng lọc trước tiêm chủng, các yếu tố cần thông báo gồm tiền sử dị ứng thức ăn, thuốc, tiền sử phản ứng sau tiêm chủng của trẻ, hay có gặp phản ứng trong những lần tiêm trước hay không?

Đồng thời sau tiêm chủng trẻ cần được theo dõi tại có sở tiêm chủng 30 phút, và tiếp tục được theo dõi tại nhà trong vòng một ngày đầu sau tiêm chủng để phát hiện sớm các biểu hiện dị ứng, có như vậy cán bộ y tế mới có đủ thông tin và xử trí kịp thời.

Câu hỏi 2: Tiêm chủng vắc xin sởi - rubella vào độ tuổi nào là hiệu quả và an toàn nhất?

Trả lời: Vắc xin sởi – rubella cần được tiêm chủng theo đúng lịch tiêm chủng (đã được nhà sản xuất vắc xin khuyến cáo và phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế). Trong đó, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cần được tiêm chủng vắc xin sởi – rubella càng sớm càng tốt để phòng bệnh hiệu quả.

Cũng như các vắc xin khác, vắc xin sởi – rubella là vắc xin an toàn. Trẻ sẽ được khám sàng lọc trước khi được tiêm chủng để có chỉ định thích hợp.

Câu hỏi 3: Nếu con tôi không tiêm vắc xin sởi – rubella của Chương trình tiêm chủng mở rộng thì có thể tiêm vắc xin sởi-rubella trong tiêm chủng dịch vụ được không?

Trả lời: Chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella được triển khai trên quy mô toàn quốc, con bạn có nhiều cơ hội để được tiêm vắc xin sởi – rubella miễn phí để phòng hai bệnh sởi và bệnh rubella. Trong tiêm chủng dịch vụ hiện có vắc phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị và rubella gia đình có thể cho cháu tiêm chủng, tuy nhiên sẽ phải trả tiền. Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi – rubella càng sớm càng tốt.

Trước đó, vào sáng 31/3, sau khi tiêm vắc xin sởi - rubella, 2 nữ sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) có biểu hiện khó thở, buồn nôn, đau đầu, phải nhập viện cấp cứu.

2 nữ sinh phải nhập viện cấp cứu là Phạm Thị Hà và Phan Thị Linh, đều là học sinh lớp 12. Theo ông Đào Văn Thế, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), 2 nữ sinh phải nhập viện sau khi tiêm vắc xin sởi - rubella không phải do phản ứng phụ của thuốc mà do... các em sợ hãi trong lúc tiêm nên mới có các triệu chứng như trên. Hiện sức khỏe của 2 nữ sinh đã ổn định, nhưng vẫn đang được tiếp tục theo dõi thêm. 

Ông Thế cho biết, theo kế hoạch, trong ngày hai ngày là 30 và 31/3, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiến hành tiêm vắc xin sởi - rubella cho tổng cộng 2.600 em học sinh của 2 khối 11 và 12 của các trường THPT trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm sao để biết trẻ có dị ứng khi tiêm vắc xin sởi-rubella?