9 điều cần biết về căn bệnh chết người Ebola (Phần 2)

Hà Kim| 07/11/2014 08:23
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Virus chết người Ebola reo rắc nỗi kinh hoàng cho toàn thế giới. Hiểu rõ về căn bệnh này giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn.

Điểu trị Ebola như thế nào?

MSF cho biết, không có phương pháp điều trị cụ thể cho Ebola, bệnh nhân bắt buộc bị cô lập và sau đó được hỗ trợ bởi nhân viên y tế. Các nhân viên y tế có nhiệm vụ giữ ẩm cho bệnh nhân, duy trì trạng thái oxy và huyết áp và điều trị ngay cả khi họ đã rơi vào tình trạng nhiễm trùng nặng.

Đã có trường hợp nhân viên y tế nhiễm virus từ các bệnh nhân. WHO đã ban hành hướng dẫn để đối phó với trường hợp xác định hoặc nghi ngờ nhiễm virus.

Những người chăm sóc phải mặc áo không thấm nước, sử dụng găng tay cao xu, đeo bảo vệ mặt như kính hoặc mặt nạ y tế để ngăn chặn dịch từ người bệnh có thể bắn vào mũi, miệng và mắt.

9 điều cần biết về căn bệnh chết người Ebola (Phần 2)

Nhân viên chăm sóc phải mặc áo không thấm nước, sử dụng găng tay cao xu, đeo bảo vệ mặt...

MSF cho biết Ebola đã bùng nổ năm 2012 tại Uganda. Tuy nhiên, nó đã được khoanh vùng và kiểm soát. Bệnh nhân được cách ly, khoanh vùng trong 42 giờ (gấp đôi thời gian ủ bệnh) và không có trường hợp nhiễm mới nào xảy ra.

Có loại thuốc nào cho căn bệnh chết người này không?

Hai nhân viên truyền giáo người Mỹ bị nhiễm Ebola đã được thử nghiệm một loại thuốc có tên ZMapp. Họ gần như đã thoát khỏi loại vius chết người Ebola.

Loại thuốc này được công ty ở San Diego phát minh dựa trên các thí nghiệm nhỏ trên khỉ. Trước khi đưa vào sử dụng thử nghiệm cho hai bệnh nhân trên thuốc Zmapp chưa từng được thử nghiệm cho người.

Tuy nhiên, việc tung ra thị trường một loại thuốc chưa được kiểm tra rất khó khăn. Theo MSF, thuốc thí nghiệm thường không được sản xuất hàng loạt. Trong thời gian theo dõi thành công của thuốc, thì thuốc Zmapp vẫn còn rất khan hiếm và chưa sẵn sàng cho các bệnh nhân Ebola với số lượng nhiều như thế.

Một loại thuốc thử nghiệm khác có tên Tekmira được sản xuất bởi một công ty có trụ sở tại Vancouver. Công ty này hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ để phát triển loại thuốc Ebola này với giá trị hợp đồng là 140 triệu đô. Loại thuốc này được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng Giêng. Tuy nhiên, gần đây FDA đã tạm dừng và yêu cầu bổ xung thêm thông tin.

Theo Thomas Geisbert, một nhà nghiên cứu hàng đầu tại Đại học Dược Texas, một vắc-xin Ebola tiềm năng được thử nghiệm ở những tình nguyện viên khỏe mạnh. Thử nghiệm này diễn ra vào đầu tháng 9.

Vào tháng 3, Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ dành 28 triệu đô trợ cấp trong 5 năm nhằm thiết lập một sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu từ 15 tổ chức nghiên cứu chống lại Ebola để có được sự kết hợp hiệu quả nhất.

Ebola lây lan như thế nào?

WHO cho biết, dơi ăn quả là tác nhân tự nhiên lây truyền virus Ebola ở châu Phi. Con người nhiễm Ebola thông qua tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh hoặc các chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh.

9 điều cần biết về căn bệnh chết người Ebola (Phần 2)

Dơi ăn quả là tác nhân tự nhiên lây truyền virus Ebola

MSF cho biết, virus có thể tồn tại vài ngày trong chất lỏng bên ngoài một sinh vật bị nhiễm bệnh. Việc khử trùng bằng Clo, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời trực tiếp, xà phòng và chất tẩy rửa có thể giết chết virus này.

Nhà dịch tễ học Kamiliny Kalahne cho biết dịch thường lây lan ở bệnh viện hoặc những nơi kiểm soát nhiễm trùng kém. Hầu như những bệnh nhân Ebola đều đã từng chăm sóc những người bệnh trong gia đình hoặc người thân. Những người này bị tiêu chảy, nôn mửa và chảy máu. Các nhân viên y tế thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân, mặc dù đã được bảo vệ bởi các dụng cụ y tế nhưng khả năng nhiễm bệnh cũng khó tránh khỏi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
9 điều cần biết về căn bệnh chết người Ebola (Phần 2)