Buýt nhanh chạy "bon bon" nhờ dải phân cách cứng, ô tô xe máy "ùn ứ"

Mai Đỉnh| 22/01/2017 06:21
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sau khi triển khai lắp dải phân cứng trong đêm 20/1 cho làn đường buýt nhanh BRT tại nhà chờ Giảng Võ, hiện tượng lấn làn đã giảm hẳn. Tuy nhiên có dải phân cách cứng, đường phố chật hẹp hơn thường ngày nên tình trạng ùn ứ cục bộ đã xảy ra.

Từ ngày 21/1, trục đường Giảng Võ sẽ có một làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh với dải phân cách cứng. Do tình trạng làn đường dành riêng cho buýt nhanh (BRT) bị các phương tiện cá nhân thường xuyên lấn làn, ​UBND thành phố Hà Nội vừa đồng ý chủ trương thí điểm làm dải phân cách phục vụ tuyến buýt nhanh.

Dự kiến từ nay đến trước Tết Nguyên đán, Hà Nội sẽ lắp đặt dải phân cách cứng ở khu vực 3 nhà chờ Hoàng Đạo Thuý, Nguyễn Tuân và Khuất Duy Tiến.

Đêm 20/1, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tiến hành lắp dải phân cách cứng tại trạm nhà chờ buýt nhanh trên đường Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội. Chỉ chưa đầy 10 tiếng sau khi lắp đặt dải phân cách cứng phân làn, ngăn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT đã hoàn tất.

Theo ghi nhận của PV Công lý, ngày 21/1, tại điểm nhà chờ Giảng Võ, đường dành riêng cho buýt nhanh thông thoáng hơn, không còn cảnh bị ô tô lấn làn như những ngày qua.

Tuy nhiên cũng trong khung giờ đó, tại trục đường Giảng Võ đoạn có lắp đặt dải phân cách, đường phố chật hẹp hơn thường ngày, do đó đã xảy ra tình trạng giao thông ùn tắc cục bộ bên làn đường dành các phương tiện khác.

Buýt nhanh chạy

Từ khi có dải phân cách cứng làn đường dành cho buýt nhanh BRT đã thông thoáng hẳn. Còn làn đường bên cạnh dành cho các phương tiện khác luôn trong tình trạng ùn ứ cục bộ.

Buýt nhanh chạy

Buýt nhanh chạy

Dải phân cách cứng cao khoảng 60 cm, được làm bằng nhựa nhẹ, phía trên gắn mũi tên phản quang được làm bằng sắt.

Buýt nhanh chạy

Tình hình giao thông vẫn ùn ứ vào giờ cao điểm buổi sáng hoặc mỗi khi phương tiện dừng chờ đèn đỏ

Buýt nhanh chạy

Sự khác nhau giữa làn đường BRT lắp dải phân cách cứng bên phải và làn đường BRT bên trái không có dải phân cách cứng.

Buýt nhanh chạy

Buýt nhanh BRT giờ đây đã "thoải mái" hơn trên làn đường ưu tiên dành riêng cho mình.

Buýt nhanh chạy

Mặc dù vẫn còn số ít người vi phạm, nhưng so với những ngày trước, việc lắp đặt dải phân cách cứng đã giúp cho làn đường dành riêng buýt nhanh trở nên thông thoáng hơn nhiều. 

Buýt nhanh chạy

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý Điều hành giao thông đô thị Hà Nội: "Dải phân cách cứng sẽ góp phần hạn chế hiện tượng lấn làn, tạt đầu xe buýt nhanh, tạo điều kiện cho xe vận hành tốt hơn, nhanh chóng hơn khi qua nút, hạn chế gây ùn tắc giao thông"

Buýt nhanh chạy

Vẫn xảy ra tình trạng các phương tiện khác “vô tư” lấn làn đi vào làn đường ưu tiên

Buýt nhanh chạy

Liệu dải phân cách cứng nằm "chơ vơ" giữa đường có chịu nổi nhưng cú va chạm khi hiện tượng tắc đường xảy ra?

Buýt nhanh chạy

Hàng trăm ô tô, xe máy tê liệt giữa đường do lòng chỉ còn một nửa vì đã cắt ưu tiên cho BRT 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Buýt nhanh chạy "bon bon" nhờ dải phân cách cứng, ô tô xe máy "ùn ứ"