Nên đánh giá giảng viên sư phạm theo số lượng sinh viên ra trường có việc làm

Ngô Chuyên| 01/03/2018 11:48
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mới đây, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm để lấy ý kiến. Báo Công lý đã có cuộc phỏng vấn riêng với thầy Lê Đức Dũng – Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Đường, Đồng Nai về dự thảo Thông tư này.

PV: Thầy có ý kiến như thế nào về dự thảo Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm?

Thầy Lê Đức Dũng: Sau khi đọc xong dự thảo Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm, tôi có một số kiến nghị về nội dung và tiêu chí như sau:

Đối với tiêu chí 4: “Trình độ chuyên môn: đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định” tôi nghĩ nếu kiến thức và kỹ năng chưa đủ. Theo tôi nên bổ sung kiến thức, kỹ năng phải thể hiện được qua mức độ hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề đào tạo nó sẽ hợp lý hơn.

Nên đánh giá giảng viên sư phạm theo số lượng sinh viên ra trường có việc làm

Thầy Lê Đức Dũng – Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Đường, Đồng Nai. Ảnh Ngô Chuyên.

Tiêu chí 8: “Thiết kế và tổ chức dạy học: Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật trong thiết kế và tổ chức dạy học”. Tôi nghĩ chỉ có thiết kế, hoạt động dạy học chưa đủ, mà phải nhấn mạnh, đổi mới hoạt động dạy học phát huy năng lực học sinh phù hợp với xu hướng mà Bộ GD-ĐT đang hướng tới hiện nay.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu đó phải gắn kết với cơ sở mà người học được vận dụng vào giảng dạy thì đánh giá này mới chính xác với hơn với giảng viên.

PV: Theo thầy trong 18 tiêu chí này có nên gộp một số tiêu chí không?

Thầy Lê Đức Dũng: Theo tôi đề nghị nên gộp 2 tiêu chí: Tiêu chí 5: “Nghiệp vụ sư phạm: Có kiến thức và kĩ năng về nghiệp vụ sư phạm; hỗ trợ đồng nghiệp và người học phát triển nghề nghiệp” và Tiêu chí 18: “Phát triển quan hệ với cộng đồng nghề nghiệp: Phát triển quan hệ với giới khoa học chuyên ngành, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp”.

Bởi hai tiêu chí này nên làm rõ ra được ý đánh giá một giảng viên đại học phải đánh giá sau khi anh đào tạo ra có bao nhiêu học viên của anh được các đơn vị sự nghiệp chấp nhận sử dụng? Cái đó mới là cái giá trị lớn nhất của giảng viên.

PV: Theo thầy về cách thực hiện, Bộ GD-ĐT có nên làm rõ không?

Thầy Lê Đức Dũng: Tôi cũng mong Bộ GD-ĐT có thể làm rõ hai vấn đề:

Thứ nhất Bộ nói tốt, khá và đạt nếu vậy thì Bộ mới nêu ra, còn chưa định lượng như thế nào là tốt, khá, đạt? Nếu không được thì phải có mức rạch ròi giữa các mức độ.

Cái thứ hai nếu Bộ đưa ra hai cái nhóm 2 và 3 tốt thì mới được tốt thì tôi nghĩ Bộ hơi xem nhẹ nhóm 1. Tôi nghĩ ở nhóm một cũng có tiêu chuẩn, khống chế là đạt tốt thì cả ba tiêu chuẩn đó phải có tiêu chí đạt tốt.

Nên đánh giá giảng viên sư phạm theo số lượng sinh viên ra trường có việc làm

Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

PV: Theo thầy với những tiêu chuẩn này, thì người giảng viên này có đáp ứng đào tạo ra những giáo viên phù hợp với chương trình phổ thông mới không?

Thầy Lê Đức Dũng: Chúng ta cũng cần phải làm rõ hai vấn đề.

Vấn đề thứ nhất mức độ đổi mới người của dạy; vấn đề thứ hai là: chất lượng người học họ chấp nhận sử dụng. Hai vấn đề đó tôi thấy chưa được làm rõ được trong dự thảo này.

Theo tôi, tính thuyết phục chưa được cao, dự thảo chưa toát ra được cái đổi mới, cơ sở sử dụng nhân lực mình đào tạo chưa được thể hiện. Cái đó chính là cái đánh giá chất lượng của giảng viên.

PV: Thầy đánh giá như thế nào về chất lượng các giảng viên sư phạm hiện nay?

Thầy Lê Đức Dũng: Tôi đánh giá về chất lượng của giảng viên sư phạm hiện nay là tốt. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm để cho sinh viên ra trường sử dụng kiến thức vào giảng dạy với học sinh trong quá trình dạy còn có một khoảng cách rất là lớn. Chính vì vậy, các giáo viên trẻ mới ra trường mất một khoảng thời gian dài để thích nghi cũng như truyền đạt hiệu quả.

Một vấn đề nữa, giả dụ như một thầy, cô giáo học ngành sư phạm ra trường vì lý do gì đó không thể được làm nghề của họ, thì kiến thức, kỹ năng của họ nên được vận dụng vào một nghề khác. Tránh tình trạng mấy năm đạo luyện mà bị bỏ phí.

Ví dụ: một thầy cô dạy toán, lý, hóa nếu người ta không dạy được người ta có thể làm một việc khác hay có thể tham gia vào một hoạt động sản xuất nào đó mà có thể phát huy được những kiến thức họ được học, không nhất thiết phải đúng nghề.

Chúng ta phải làm sao, để khi sinh viên sư phạm ra trường không đi dạy được cũng có thể phát huy kỹ năng mềm cũng như những gì mình đã được học, để cho họ cảm thấy môi trường sư phạm giúp phát triển họ, giúp họ có thế mạnh trong các nghề khác không nhất thiết phải là đi dạy. Để làm sao người ta cảm nhận được, không đi dạy được vẫn không thấp kém.

Còn nếu một sinh viên sư phạm ra trường làm trái nghề mà bắt họ đi đào tạo lại chứng tỏ họ chê chất lượng đào tạo sư phạm của mình. Nếu khi anh đã có “nội công thâm hậu” thì ở bất kỳ môi trường nào anh cũng có thể làm được.

Ví dụ một giáo viên dạy văn không biết viết phóng sự, viết những câu chuyện quang cuộc sống… để đi làm những công việc phổ thông thì chứng tỏ khâu đào tạo của mình có vấn đề.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nên đánh giá giảng viên sư phạm theo số lượng sinh viên ra trường có việc làm