Dạy trẻ chịu trách nhiệm thông qua làm việc nhà

Chí Thành| 03/01/2017 14:06
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các nhà nghiên cứu nhi khoa cho biết, trẻ em giúp cha mẹ trong công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi sẽ là phương pháp dạy trẻ có trách nhiệm tốt nhất.

Trẻ con không giống như người lớn. Khi giao công việc cho trẻ, trẻ cần được hiểu về "tiêu lệnh" của các bước. Não bộ của trẻ cần phải có điểm khởi đầu và kết thúc, tiêu lệnh rõ ràng, nhưng không nghiêm khắc, mà tương tự như một thỏa thuận trong việc chơi.

Tiêu lệnh sẽ cần lập lại ngày qua ngày vì não trẻ đón nhận tiêu lệnh như là những mảnh ghép của trò chơi xếp hình. Mỗi ngày 1 mảnh ghép đến khi ghép hoàn chỉnh thì trẻ hiểu tiêu lệnh. 

Các nhà khoa học cho rằng, việc nhà thích hợp độ tuổi sẽ là một trò chơi thú vị cho các bé vì ở đó trẻ học về tiêu lệnh và chấp nối các tiêu lệnh thành nhận thức về trách nhiệm bản thân. Đó là một quy trình dài, nhưng đáng bỏ công giúp trẻ, vì khi trẻ hiểu về trách nhiệm, trẻ sẽ dễ dàng theo đuổi ước mơ trong tương lai.

Một phần lớn não bộ người lớn hiện nay đang học về trách nhiệm, nhưng sẽ không nhanh và tốt bằng trẻ con, trẻ con học và hoàn thiện nhanh hơn về thể loại nhân cách này. Hơn nữa, việc tham gia vào công việc nhà đối với bé là một trải nghiệm mới và thú vị.

Dạy trẻ chịu trách nhiệm thông qua làm việc nhà

Trẻ làm các công việc trong gia đình sẽ giúp các em có ý thức trách nhiệm hơn. 

Khoa học chỉ ra rằng, cho bé làm những công việc phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn với bản thân.  

Ở độ tuổi từ 1,5 đến 3 tuổi, trẻ em rất thích tham gia vào những công việc của người lớn vì não trẻ đang học hỏi thế giới xung quanh, thích khám phá và tìm niềm vui từ cha mẹ. Tuổi này biểu hiện tính độc lập của bé đang phát triển, nên bé đôi lúc sẽ có biểu hiện ương bướng khó bảo. Công việc phù hợp giúp trẻ học về trách nhiệm từ sớm có thế áp dụng như:

Cho sách/đồ dùng vào giỏ:  Mẹ có thể dùng tiêu lệnh như: "Nào, cả hai mẹ con cùng cất món đồ nhé!".  Mẹ đếm 1-2-3, đến 3 là bỏ vào giỏ nhé! Mẹ lập lại tiêu lệnh cho những việc tương tự. Tiêu lệnh đơn giản, như 1 trò chơi sẽ làm trẻ dễ dàng vào công việc. Không nên lạm dụng công sức của bé, bạn nên chia cho bé 1-2 món. Nếu bé muốn làm thêm thì hãy dành tiêu lệnh cho vật khác như quyển sách, nhưng chỉ 1-2 món nữa, và bạn kết thúc tiêu lệnh bằng: "Cảm ơn con, con mẹ giỏi quá, chúng ta đã kết thúc".

Từ 4 - 6 tuổi, ở độ tuổi này bé thích tìm hiểu về công việc nhà. Ví dụ, tại sao phải quét nhà, công chúa ngoan thì phải giữ vệ sinh thân thể sạch và nhà của sạch, thích nghe những câu chuyện ngụ ngôn về trách nhiệm và công việc. Cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ một số công việc như quét một  phòng/ quét một góc sân.

Cha mẹ nên làm cùng bé, vẫn tiêu lệnh, nhưng cha mẹ có thể kết hợp với việc kể bé nghe về 1 câu chuyện hoặc các loại trái cây/hoa trong vườn, vai trò của ong bướm, làm sao nở hoa, kết trái, cây và người hô hấp như thế nào. Những bài học có thể gắn liền trong hoạt động nhận thức của trẻ. Hoặc có thể chơi trò xếp quần áo. Bé sẽ thích xếp quần áo nhỏ của mình và so sánh với cha mẹ, bé sẽ thắc mắc tại sao lại dài hơn, nhỏ hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể kể cho bé thêm nhiều câu chuyện như: con biết quần ào này mẹ mua cho con khi con còn nhỏ xíu, và bây giờ con đã lớn khôn. Xếp chăn nệm cũng là một công việc tuyệt vời. Trẻ thường không thích làm việc này vào sáng sớm, đặc biệt lúc trẻ thức dậy muộn. Do đó, cha mẹ nên tạo 1 thói quen dậy sớm trước giờ đi học ít nhất 45 phút để bé có khả năng kiểm soát lại nhận thức và làm theo hướng dẫn.

Việc đấu tranh kêu bé rời khỏi giường vào buổi sáng là việc cha mẹ hay than phiền và cha mẹ ngậm ngùi dọn chăn mền của bé. Đó là việc làm tạm thời, không khôn ngoan. Khôn ngoan và có nhiều lợi ích hơn là cha mẹ gọi bé sớm hơn và dùng tiêu lệnh để giúp bé hoàn thành, nhớ tiêu lệnh không phải mệnh lệnh, tiêu lệnh là rõ ràng ý lệnh của cha mẹ, nhưng dưới dạng khuyến khích và tôn trọng trẻ.

Não trẻ từ 1 - 14 tuổi sẽ không giữ được hứng thú quá 10 phút trong một công việc nhà nào. Do đó, công việc nên bắt đầu và kết thúc trong vòng 10 phút.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dạy trẻ chịu trách nhiệm thông qua làm việc nhà