Đà Nẵng: Trường THPT Ngô Quyền - 40 năm “trồng người”

Trần Phong| 06/11/2015 08:08
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Từ năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, trong hoàn cảnh còn khó khăn, Nhà nước đã thành lập Trường Bổ túc cho cán bộ của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, trong điều kiện cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn, tạm bợ.

Đà Nẵng: Trường THPT Ngô Quyền - 40 năm “trồng người”

Trường THPT Ngô Quyền đã 40 năm tuổi

Khó khăn chồng chất, nhưng các thầy cô cùng với các em học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn. Qua nhiều lần đổi tên từ Trường Phổ thông Lao động, Trường Bổ túc Công nông, Trường Bổ túc Cán bộ Thành phố Đà Nẵng, sau đó chia tách thành phân hiệu 2 của Trường Trung học Phổ thông (THPT) Hoàng Hoa Thám… với nhiệm vụ là đào tạo, bổ túc văn hóa và phổ thông rút gọn. Đến nay, trường đã chính thức mang tên Trường THPT Ngô Quyền, vừa tròn 40 tuổi.

Với niềm tự hào của những người đã từng gắn bó với ngôi trường, các thế hệ học sinh đã cùng về thăm trường cũ nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập trường với biết bao cảm xúc và hoài niệm. Có những thầy cô đến nay không còn đứng trên bục giảng nhưng vẫn để lại trong lòng các thế hệ học sinh những ký ức đẹp; những thầy cô giáo trẻ tiếp tục gắn bó với trường để tiếp tục công việc “đưa đò”, giúp các thế hệ học sinh chấp cánh bay vào tương lai... tất cả cùng bồi hồi trong ngày gặp lại…

Chia sẻ nhân dịp Trường THPT Ngô Quyền tròn 40 tuổi, thầy Nguyễn Quang Long, nguyên Hiệu trưởng trường nói: “Đối với tôi, không có học sinh hư, chỉ có học sinh chưa ngoan. Không có học sinh yếu, chỉ có học sinh chưa chăm”.

Đà Nẵng: Trường THPT Ngô Quyền - 40 năm “trồng người”

Thầy Nguyễn Quang Long, nguyên là Hiệu trưởng THPT Ngô Quyền

Thầy Nguyễn Quang Long tự hào rằng, học sinh của trường ngoài việc học tâp còn có ý thức tham gia các phong trào, và Câu lạc bộ Hướng Dương Xanh ngày đó của các em đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Có thể nói rằng từ câu lạc bộ này, nhiều bạn đã trưởng thành trong học tập và có ý thức tham gia hoạt động vì cộng đồng và ngày nay đã có những vị trí tốt đẹp trong xã hội.

Thầy gửi gắm các lãnh đạo trẻ của Trường THPT Ngô Quyền xây dựng trường trở thành một ngôi trường có nề nếp, có bản sắc riêng như một ngôi đền thiêng liêng, như một tổ ấm để các em học tập tại đó, trưởng thành tại đó thấy được giá trị và nắm bắt kỹ năng sống tốt hơn. Còn đối với các em học sinh, thầy mong thế hệ trẻ phải cố gắng hết sức mình để đạt thành tích cao trong học tập.

“Ngày đó tình thầy trò gần lắm, những buổi ngoại khóa tôi hay đá cầu, đá bóng cùng các em”, thầy Long bồi hồi nhớ lại những năm tháng cũ…

Đà Nẵng: Trường THPT Ngô Quyền - 40 năm “trồng người”

Thầy Lê Phước Dũng

Đà Nẵng: Trường THPT Ngô Quyền - 40 năm “trồng người”

Ngoài công tác quản lý, thầy Lê Phước Dũng vẫn dành thời gian đứng lớp

Thầy Lê Phước Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền cho biết: “Uống nước nhớ nguồn, 40 năm qua tôi vô cùng tự hào về truyền thống vẻ vang của trường. Từ mái trường thân yêu này, hàng chục ngàn học sinh đã trưởng thành và có nhiều vị trí trong xã hội. Cũng từ mái trường này, đã có không ít học sinh  đảm nhiệm nhiều trọng trách trong xã hội. Nhưng dù ở đâu, ở cương vị nào, chúng em phải nhớ là học trò của Trường THPT Ngô Quyền thân yêu đấy nhé. Và thầy mong sao đây là thế hệ vừa hồng vừa chuyên”.

40 năm qua Trường THPT Ngô Quyền luôn vững bước đi lên trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có tri thức, có đạo đức phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơ sở vật chất ngày càng khang trang, phòng học, phòng thực hành, phòng máy tính… Khung cảnh sư phạm xanh - sạch - đẹp, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh dạy tốt, học tốt, để học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Đà Nẵng: Trường THPT Ngô Quyền - 40 năm “trồng người”

Đà Nẵng: Trường THPT Ngô Quyền - 40 năm “trồng người”

Đà Nẵng: Trường THPT Ngô Quyền - 40 năm “trồng người”

Học sinh làm lễ trưởng thành và ra trường trong niềm vui phấn khởi

40 năm, gần nửa thế kỷ xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng giáo dục, Trường THPT Ngô Quyền đã đào tạo được hàng ngàn học sinh ưu tú, trong đó có nhiều nhà giáo, nhà báo, văn nghệ sĩ, các bác sĩ, kỹ sư...  đã có những đóng góp đáng kể không nhỏ cho công cuộc đổi mới và dựng xây dựng thành phố Đà Nẵng nói riêng và đất nước nói chung.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Trường THPT Ngô Quyền - 40 năm “trồng người”