Chương trình đào tạo song bằng: Rủi ro thuộc về học sinh và phụ huynh

Ngô Chuyên| 07/08/2018 14:32
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Năm học 2017 và năm học 2018, Hà Nội áp dụng chương trình thí điểm đào tạo song bằng tại một số trường THCS và THPT. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, người đầu tiên phải gánh chịu rủi ro là học sinh và phụ huynh.

GS Nguyễn Lân Dũng, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đưa ra trong Hội thảo Dịch vụ giáo dục có thu phí trong hệ thống trường công cho hay: “Học song bằng đóng tiền thật, nhưng chất lượng cam kết chỉ dựa vào niềm tin giữa phụ huynh và thầy cô nhà trường. Vì các mô hình này ở tất cả các trường chỉ đang là thí điểm. Con em chúng ta đang là chuột bạch cho việc “lách luật” của các trường”.

Chương trình đào tạo song bằng: Rủi ro thuộc về học sinh và phụ huynh

GS Nguyễn Lân Dũng, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.

GS Nguyễn Lân Dũng nêu, như chúng ta đã biết, vài năm gần đây, nhiều trường công lập ở thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…bắt đầu chiêu sinh thêm  số chương trình gọi là “tiên tiến”. Dưới hình thức như: liên kết ngoại ngữ, song bằng, dạy kỹ năng bơi lội, thể thao, học kì quân đội, lớp học chất lượng cao…

Theo đó, trường công hiện nay đã và đang nhen nhóm mô hình song bằng, liên kết tiếng Anh, lớp học chất lượng cao…theo tên gọi “thí điểm”. Nhưng tôi xin khẳng định thí điểm đào tạo song bằng của Hà Nội  và nhiều tỉnh thành là trái với quy định của Điều 6, Nghị định 86/ND-CP.

Điều 6 quy định về đối tượng liên kết giáo dục ghi rõ: “Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục”. Phải chẳng, các trường sử dụng cách gọi này để lách luật?, GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.

Chương trình đào tạo song bằng: Rủi ro thuộc về học sinh và phụ huynh

Toàn cảnh hội nghị.

Bên cạnh đó, giáo sư Dũng cũng đưa ra ý kiến, các trường tư thục có thể lo việc này vì tất cả do họ có quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm với các mô hình giáo dục đề ra.. Nhưng đối với trường công lập, cơ sở vật chất là của Nhà nước, là do ngân sách đầu tư. “Không phải Nhà nước đầu tư vào một đống tiền để cho một nhóm hưởng lợi. Không thể để nguồn lực vật chất đầu tư vào một nhóm như thế”.

Ông đưa ra các dẫn chứng cụ thể như: Thí điểm đại trà mô hình VNEN vẫn còn đó. Chưa có tổng kết mô hình nhưng đã thí điểm ào ạt tại 6 tỉnh, thành phố đến giờ kết quả không biết thế nào. Trong khi, nhiều tỉnh đã bãi bỏ vì thấy không hiệu quả. Vậy sao chúng ta vẫn cố đi theo cái gọi là kết quả không rõ ràng, đánh đổi tương lai của học sinh?.

Đồng thời, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh lại: “Hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge chỉ cung cấp chương trình đào tạo và dịch vụ khảo thí chứ không làm dịch vụ đào tạo. Các trường đừng quảng cáo là học hệ song bằng sẽ có bằng Cambrige, như vậy là không đúng với ý nghĩa. Và phụ huynh cũng đừng vội lầm tưởng về giá trị tấm bằng mang “đẳng cấp quốc tế, giá cả Việt Nam” mà chen nhau đăng kí cho con theo học.

Còn nếu đã đăng kí học rồi thì hãy nghĩ rằng học bao lâu không được gì, phụ huynh và học sinh tự chịu trách nhiệm. Vì đó là hệ quả của 2 cụm từ “ thí điểm” và “tự nguyện” mang lại.

Theo ông Dũng, đây là một thí điểm đầy rủi ro. Các trường dạy cả chương trình Việt Nam và chương trình Cambridge các con có chịu nổi khi mà nhiều cháu chỉ được 9 điểm/4 môn. Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge năm 2014 đã dừng tại 33 trường ở Việt Nam nhưng không ai chịu trách nhiệm. Nỗi lo vẫn thuộc về phụ huynh và thế hệ “chuột bạch” vô tội.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chương trình đào tạo song bằng: Rủi ro thuộc về học sinh và phụ huynh