Chương trình đào tạo giáo viên được đánh giá theo tiêu chuẩn nào?

Xuân Diệp| 27/09/2018 15:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp.

Theo đó, mục đích ban hành đánh giátiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp như sau: Trường sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể.

Chương trình đào tạo giáo viên được đánh giá theo tiêu chuẩn nào?

Ảnh minh họa.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.

Tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với chương trình đào tạo giáo viên của trường mà họ quan tâm.

Đối với thang đánh giá: Việc đánh giá từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn sử dụng thang 7 mức, trong đó:

Mức 1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay.

Mức 2: Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục.

Mức 3: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng yêu cầu.

Mức 4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí

Mức 5: Đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chí

Mức 6: Đáp ứng rất tốt của tiêu chí

Mức 7: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.

Theo đó, dự thảo cũng nêu rõ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo. Cụ thể, Bộ GD-ĐT đưa ra 10 tiêu chuẩn đánh giá như sau:

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra: Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của trường, phù hợp với mục tiêu giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với thực tiễn của địa phương, đáp ứng mục tiêu của nhóm ngành đào tạo giáo viên theo quy định.

Chuẩn đầu ra của chương trình được xác định rõ, đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, yêu cầu đào tạo giáo viên, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam.

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh, triển khai thực hiện và công bố công khai.

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo: Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật.

Đề cương các môn học/học phần đầy đủ thông tin và cập nhật.

Bản mô tả chương trình đào tạo và đè cương môn học/học phần được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra

Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng.

Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic, nội dung cập nhật và có tính tích hợp.

Tiêu chuẩn 4: phương pháp tiếp cận trong dạy và học: Triết lý giáo dục hoặc mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng và được phổ biến tới các bên liên quan.

Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra, bao quát được các tính huống học đa dạng thường xuyên xảy ra trong trường và cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện kỹ năng chung và kỹ năng sư phạm, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.

Tiêu chuẩn 5: Tuyển sinh và hỗ trợ người học: Qúa trình tuyển sinh cho chương trình đào tạo được thông báo công khai, được thực hiện công bằng và minh bạch.

Các thông tin về ngành học, chương trình dạy học, đề cương môn học/học phần và việc tổ chức thực hiện rõ ràng, đầy đủ và dễ dàng tiếp nhận.

Có các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho người học, áp dụng các quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với người học là đối tượng ưu tiên.

Công khai thông tin về lộ trình học tập, các chính sách chuyển đổi và công nhận tín chỉ trong đào tạo liên thông giữa các ngành học với nhau.

Có các hoạt động tư vấn đề kế hoạch học tập, lựa chọn học phần, hướng nghiệp và hỗ trợ sau tốt nghiệp cho người học.

Điều 6: Đánh giá và công nhận kết quả học tập: Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra, đảm bảo chính xác, công bằng, minh bạch và công khai.

Kết quả đánh giá được thông báo kịp thời để người học cải thiện việc học tập; Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình giải quyết, khiếu nại về kết quả học tập.

Việc công nhận năng lực của người học trong các chương trình đào tạo phù hợp với kết quả đánh giá. Trong đó ý tới năng lực giảng dạy và sử dụng công nghệ thông tin.

Công tác lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học đảm bảo an toàn, chính xác và khoa học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, truy cập và tổng hợp báo cáo.

Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên: Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý.

Đội ngũ giảng viên, giáo viên có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về số lượng và cớ cấu chuyên môn.

Đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của chương trình đào tạo, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo.

Giảng viên, giáo viên được đánh giá năng lực và được hỗ trợ, tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ theo quy định.

Đội ngũ nhân viên có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, được xác định và đánh giá năng lực,  được đình kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Quá trình tuyển dụng, sử dụng và quản lý giảng viên, giáo viên và nhân viên đảm bảo đúng quỵ định, công khai và minh bạch.

Tiêu chuẩn 8: Cơ sở vật chất và trang thiết bị:

Hệ thống thư viện, học liệu đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

Hệ thống phòng chức năng, phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, phòng thực hành đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

Hệ thống thiết bị vật tư và công nghệ thông tin bao gồm các cả hạ tầng cho học tập trực tuyến phù hợp và được cập nhật để phuc vụ hiệu quả việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu của trình đào tạo.

Các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông được trường liên hệ để sinh viên kiến tập và thực tập sư phạm được kiểm định chất lượng và đáp ứng yêu cầu của chương trình.

Tiêu chuẩn 9: Đảm bảo và nâng cao chất lượng: Có các chính sách phù hợp để thực hiện hiệu quả các hoạt động đảm bảo chất lượng cấp chương trình.

Hoạt động kiến tập sự phạm và thực tập sư phậm được tổng kết, đánh giá và được cỉa tiến để đạt được hiệu quả.

Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học được rà soát và được đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với chuẩn đầu ra.

Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích tại thư viện, phòng thí nghiệm hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác được đánh giá và cải tiến.

Có hệ thống khảo sát, thu nhập ý kiến phản hồi từ các bên liên quan. Thông qua tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng là căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình dạy học.

Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học, chương trình đào tạo được xác lập, rà soát, đánh giá và cải tiến.

Tiêu chuẩn 10: Kết quả đầu ra: Tủ lệ thôi học, tốt nghiệp xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

Mức độ hài lòng của các bên liên quan xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

Xem chi tiết dự thảo TẠI ĐÂY.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chương trình đào tạo giáo viên được đánh giá theo tiêu chuẩn nào?