Bộ GD-ĐT nên giám sát việc áp dụng Luật đối với các đơn vị được giao cấp phép

Ngô Chuyên| 15/05/2018 16:56
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hôm nay tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo về cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Bộ GD-ĐT tổ chức.

Theo như phương án đề xuất cắt giảm đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vị quản lý của Bộ GD-ĐT, tổng số điều kiện kinh doanh đề nghị bãi bỏ (cắt giảm): 81 điều kiện (chiếm 38,2%); Tổng số kinh doanh đề nghị đơn giản hóa: 29 điều kiện chiếm (13,7%); Tổng số điều kiện kinh doanh đề nghị cắt giảm , đơn giản hóa là 110 điều kiện (chiếm 51,9%).

Bộ GD-ĐT nên giám sát việc áp dụng Luật đối với các đơn vị được giao cấp phép

 Bà Nguyễn Kim Dung – Giám đốc pháp chế Apollo Vietnam và Đại học Anh Quốc Việt Nam, thành viên nhóm công tác giáo dục- đào tạo, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh Ngô Chuyên.

Trước phương án đề xuất đó, bà Nguyễn Kim Dung – Giám đốc pháp chế Apollo Việt Nam và Đại học Anh Quốc Việt Nam, thành viên nhóm công tác giáo dục- đào tạo, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đánh giá: “Với tư cách là đại diện cho các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi mừng đối với việc Bộ GD-ĐT đã thực hiện cắt giảm và đơn hóa điều kiện kinh doanh. Việc cắt giảm này thực sự đã đem lại sự cỗ vũ cho các cơ sở giáo dục, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng hiểu việc cắt giảm vốn đầu tư kinh doanh là để bỏ những thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện hành lang thông thoáng cho các cơ sở giáo dục phát triển”.

Tuy nhiên, theo bà Kim Dung trong việc thực hiện đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh cấp phép chúng tôi cũng gặp phải trở ngại về điều kiện kinh doanh. Cụ thể như: chưa phù hợp với thực tế, thủ tục cấp phép còn nhiều bước.

Đại diện cho nhóm Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, bà Kim Dung cũng có một số đề xuất. Cụ thể, ba đề xuất mà bà Kim Dung đưa ra như sau: Thứ nhất là cắt giảm thủ tục cấp phép song hành cùng với cắt giảm điều kiện kinh doanh.

“Cắt giảm điều kiện kinh doanh là rất tốt rồi, tuy nhiên để tạo hành lang thông thoáng cho các nhà đầu tư cần phải cắt giảm thủ tục hành chính song hành thì hiệu quả cắt giảm điều kiện kinh doanh sẽ cao. Bởi nếu như không cắt giảm thủ tục hành chính thì đôi lúc quy định trong luật văn bản giới luật tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư không còn hiệu quả nữa”, bà Kim Dung cũng nhấn mạnh.

Thống nhất cách hiểu, áp dụng đầu tư kinh doanh được quy định trong luật nhưng được hiểu không thống nhất, dẫn tới những rào cản cho các nhà đầu tư. “Ví dụ như việc một cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam nên quy định hai loại giấy phép thôi, không phải 3 giấu phép”, bà Kim Dung nói.

Bộ GD-ĐT nên giám sát việc áp dụng Luật đối với các đơn vị được giao cấp phép

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh Ngô Chuyên.

Thứ 2, các quy định cụ thể về hồ sơ giáo viên tại khâu cấp giấp phép thành lập cũng chỉ nên quy định, không cần yêu cầu đầy đủ hồ sơ mà chỉ cần yêu cầu đáp ứng đầy đủ quy định tại thời điểm cấp giấy phép thành lập.

Tại thời điểm cấp giấy phép nhà đầu tư phải cấp đầy đủ các điều kiện đối với một giáo viên nước ngoài dạy ở Việt Nam. Như vậy sẽ đáp ứng đầy đủ điều kiện đầu tư trong việc thực hiện đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh và tuân thủ đúng các quy định pháp luật của Việt Nam.

Theo quy định của nghị định 73 hiện hành thì các cơ sở đào tạo ngắn hạn, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài thành lập các cơ sở đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam được cấp 3 loại giấy phép là: Giấp phép đầu tư; Giấp phép thành lập và Giấy phép hoạt động.

“Trên thực tế khi thực hiện 3 loại giấy phép này thì điều kiện đáp ứng cấp giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động nó gần như là như nhau. Cho nên với vai trò là nhà đầu tư chúng tôi cũng đang đề xuất và điều này cũng đã được sửa tại dự thảo nghị định thay thế nghị định 73. Đó là giảm thiểu một giấy phép đó là giấy phép thành lập còn hai giấp phép đó là giấy phép đầu tư và giấp phép hoạt động”, bà Kim Dung cho biết.

Để hiểu rõ hơn về đề xuất này, bà Kim Dung phân tích, khi nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì nhà đầu tư phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì các cơ quan quả lý nhà nước về mặt đầu tư phải xem xét nhà đầu tư có đáp ứng các điều kiện về mặt giáo dục hay không. Lúc đó mới cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở đào tạo ngắn hạn.

“Như vậy thì theo quan điểm của các nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với hai thủ tục này đủ để đảm bảo quản lý nhà nước, cũng đủ để đảm bảo các nhà đầu tư phải đáp ứng các quy định về pháp luật Việt Nam để đáp ứng đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo”, bà Kim Dung nói.

Bà Kim Dung cũng nhấn mạnh thêm, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh thực sự hữu ích trong thực tế. Tuy nhiên, đề xuất Bộ GD-ĐT giám sát việc áp dụng luật đối với các đơn vị, sở ngành được giáo cấp phép. Việc cơ quan cấp phép áp dụng luật không đồng nhất cũng là nột trong các rào cản, cản trở hoạt động kinh doanh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ GD-ĐT nên giám sát việc áp dụng Luật đối với các đơn vị được giao cấp phép