Vị lương y giúp nhiều người khỏi bệnh gan và ung thư

Thảo Xanh| 06/08/2014 09:57
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Lương y Bùi Quốc Mẫn sinh ra trong một gia đình có 12 đời theo nghề Đông y, lớn lên trong cái nôi y học, ngay từ nhỏ những bài thuốc của cha mẹ đã ngấm dần trong máu… Mới lên 6, ông đã được học về những bài thuốc đơn giản như cảm cúm, nhức đầu.

Đến nay, sau gần 50 năm theo nghề, ông đã cứu chữa thành công cho hàng ngàn bệnh nhân, dù là những ca nặng nhất như viêm gan B giai đoạn cuối, ung thư gan hay vô sinh, hiếm muộn…

Thầy thuốc chuyên trị bệnh gan và u nang

Vừa qua, chúng tôi có nhận được bức thư tâm sự của chị Lê Thanh Thủy, một bà mẹ trẻ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong bức thư khá dài đó, chị tâm sự về nỗi khổ khi mình bị mắc chứng hiếm muộn. Theo chị Thủy, vợ chồng chị kết hôn từ năm 2002, những mãi mà vẫn không có con. Anh chị mong ngóng tin vui trong lo âu, thêm áp lực từ gia đình hai bên nên chị và chồng đã cố chạy chữa khắp nơi. Dù thuốc Đông y hay Tây y, chỉ cần có người mách bảo là chị đều tìm đến bốc thuốc về uống. Nhưng cứ sau mỗi lần như thế, anh chị hy vọng rồi lại thất vọng. Đau đớn hơn là kết quả khám tại bệnh viện, chị nhận được tin mình “không có khả năng sinh con”. Vậy là anh chị hoàn toàn tuyệt vọng. Ngỡ những ngày tháng u ám đó sẽ mãi kéo dài và đôi vợ chồng mới chạm ngõ 30 sẽ phải sớm chịu cảnh chia lìa do áp lực từ gia đình. Nhưng may mắn đã mỉm cười với anh chị.

 Vị lương y giúp nhiều người khỏi bệnh gan và ung thư

 

Lương y Mẫn và các học trò tại phòng mạch.

 

Đó là một lần, người bạn làm việc tại TP.HCM ghé thăm anh chị, thấy cảnh chị Thủy như vậy, anh bạn kể về lương y Bùi Quốc Mẫn, người mà anh tình cờ biết nhưng đã chữa trị được khá nhiều ca vô sinh, hiếm muộn. “Vợ chồng tôi quyết định khăn gói vào TP.HCM, tìm đến lương y Mẫn với mong muốn có được một đứa con cho ấm cửa ấm nhà. Thật may mắn là sau khi xem bệnh tình, ông khẳng định chắc nịch đảm bảo có tin vui sau 100 thang thuốc. Tin tưởng bạn mình, hơn nữa dù có một tia hy vọng thôi tôi cũng sẽ làm, thế là hai vợ chồng khệ nệ bọc to bọc nhỏ thuốc về quê”, chị Thủy tâm sự.

Cứ thế, mỗi ngày chị Thủy sắc từ 2-4 thang thuốc để uống. Đến thang thứ 40 thì chị có tin vui, niềm hạnh phúc vỡ òa đối với đôi vợ chồng trẻ và cả hai bên gia đình nội ngoại. Qua đó, chị Thủy muốn chia sẻ đến với những chị em không may mắn mắc chứng hiếm muộn, vô sinh về những phương thuốc đặc trị của lương y Mẫn.

Lần theo mẩu địa chỉ chị Thủy để lại, chúng tôi tìm đến Mậu Phước Đường, phòng khám của lương y Mẫn tại số 20 đường số 3 (khu phố 6, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM). Tại đây, phòng khám nhỏ chật ních người bệnh từ khắp nơi tới khám chữa. Mỗi người một hoàn cảnh, một căn bệnh khác nhau, điểm chung duy nhất là đã đặt niềm tin nơi lương y Mẫn với những bài thuốc đặc trị mà “uống là sẽ khỏi”.

Nói về những phương thuốc cũng như lời giới thiệu truyền miệng của các bệnh nhân, lương y Quốc Mẫn chỉ cười hiền từ. Bởi với ông, mình thật may mắn vì đa số bệnh nhân tới đây sau khi bốc thuốc uống đều khỏi bệnh. Lương y Mẫn tâm sự: “Cứ một người hết bệnh là một niềm vui rất lớn đối với người làm thầy thuốc như chúng tôi”.

Ngồi giở từng trang sổ nhỏ nơi góc bàn, ông nhẩm tính lại những ca bệnh mình đã chữa trị thành công. Đối với ông, mỗi bệnh nhân là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau. Nhưng đã tìm đến Mậu Phước Đường thì đều được quan tâm, chữa trị bằng tất cả tâm sức của người thầy thuốc nhiều tâm huyết với nghề. Ông từ tốn kể lại những trường hợp bệnh nhân khiến mình nhớ mãi, đó đôi khi lại là nguồn động lực giúp người thầy thuốc bước qua tuổi ngũ tuần này có thêm sức mạnh vững bước trên con đường y học.

Biết đến cây thuốc từ khi còn trong bụng mẹ

Đó là bà Vũ Thị Hạnh, một Việt kiều Đức bị hai khối u nang gan. Ngay cả các bác sĩ ở bệnh viện lớn nhất bên Đức cũng đã xác nhận bệnh nhân không thể qua khỏi. Trong khi bà Hạnh đang sống trong tuyệt vọng, chỉ ở nhà “chờ chết” thì được một người bạn cho biết về lương y Mẫn, người chuyên trị bệnh gan cũng như các khối u. Như người “chết đuối vớ được cọc”, bà Hạnh mua vé máy bay nhanh chóng về nước, với một niềm hy vọng mong manh là phương thuốc của ông Mẫn sẽ giúp bà chữa khỏi căn bệnh quái ác này.

Ngày tìm đến Mậu Phước Đường, bà Hạnh trông tiều tụy, không một chút sức sống. Ông Mẫn kể lại ca bệnh ấn tượng này: “Sau khi xem hồ sơ bệnh án, tôi chắc chắn với bà Hạnh là ca này mình chữa khỏi được. Rồi tôi bốc cho bà 70 thang thuốc, chỉ dẫn cách uống. Nhưng sau khi uống được một nửa thì bà phải quay trở lại Đức do đặc thù công việc. Tuy nhiên, tôi cũng được biết, sau khi uống hết những thang thuốc cuối cùng bà Hạnh đã khỏi hoàn toàn. Hai khối u nang đã biến mất. Nhưng bất ngờ hơn là khi bà Hạnh trở lại trong một lần gần đây, trước mắt tôi là một người hoàn toàn khác hình ảnh tiều tụy ban đầu”. Gần 50 năm qua, bà Hạnh chỉ là một trong số ít trường hợp bệnh nhân được lương y Mẫn kéo trở về từ bờ vực thẳm của cái chết.

Lương y Mẫn vẫn mải mê nói về những bệnh nhân của mình, những con người khổ tận cam lai, tìm đến ông như một giải pháp cuối cùng. Thậm chí, có người đến chữa cho có, chữa mà biết không có một tia hy vọng sống nào. Ông bảo, đó là tâm lý chung của bệnh nhân. Bởi, họ đã chữa trị nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc nhưng bệnh vẫn không biến chuyển. Cái khó của mình là phải làm sao để họ có lại niềm tin, phải tin vào phương thuốc của mình và uống thuốc với tâm thái thoải mái nhất. Bệnh nhân và những phương thuốc luôn là đề tài khiến ông say mê, bởi nó đã chảy trong huyết quản ông, ngấm trong máu ông từ thuở còn phôi thai trong bụng mẹ.

Dẫu đã chữa thành công cho hàng ngàn bệnh nhân, nhưng khi nói về mình, lương y Mẫn vẫn thật từ tốn, giản dị. Ông sinh ra tại Huế, nên trong ông thấm nhuần cái khí chất của con người vùng đất cố đô. Trong gia đình theo Đông y đó, ngay từ nhỏ cậu bé Mẫn đã được chỉ bảo về các bài thuốc. Lương y Mẫn nhẹ nhàng tâm sự: “Sinh ra trong một gia đình với 12 đời làm nghề thầy lang bốc thuốc, chữa bệnh cứu người ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngay từ những ngày còn nằm trong bụng mẹ, tôi đã ngửi thấy mùi thuốc Nam của cha. Đến năm tôi lên 6 tuổi, cha tôi là Bùi Tiến đã định hướng và dạy tôi những bài thuốc đơn giản nhất như cảm cúm, nhức đầu”.

Theo đó, năm ông tròn 13, gia đình ông đã chuyển vào huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai làm kinh tế mới. Tại đây, hằng ngày ông vẫn phụ giúp cha bắt mạch, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Năm 1985, ông quyết định đi thi và học tại trường Trung học Y dược học dân tộc thành phố. Song bước ngoặt đối với gia đình ông phải kể đến giai đoạn năm 2000, khi ông quyết định rời bỏ đất Đồng Nai, lên Sài Gòn lập nghiệp. Năm đó, ông chọn mảnh đất này để xây dựng phòng khám của riêng mình, vậy là cái tên Mậu Phước Đường ra đời từ đó. Sau hơn 10 năm, phòng mạch của ông đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho những ca bệnh mà theo lời bệnh nhân là các bác sĩ đã “bất lực”. Gần 50 năm tuổi nghề, đến nay, lương y Mẫn đã trở thành vị lương y mát tay, chẩn trị các căn bệnh quái ác cứu hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo.

Sang nước ngoài chữa bệnh

Trao đổi với chúng tôi, lương y Mẫn cho biết: “Trong dòng họ của tôi, có các lương y thuộc các đời trước như Bùi Ngọc Linh Thiên Tuyền, Phiệt Duyệt, Tú Vĩ… không chỉ bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh ở Việt Nam mà còn sang nước ngoài chữa bệnh. Hầu như đi đâu, các lương y trong dòng họ của tôi cũng đều được người dân rất kính trọng”.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vị lương y giúp nhiều người khỏi bệnh gan và ung thư