Nhà sách Thành Nghĩa: Sách in 10 lần, trả nhuận bút 1 lần

congly.com.vn| 13/04/2012 11:07
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Từ ngày 26-10-2004, Công ước Berne (1886) về bảo hộ các quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật đã có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, theo đó quyền tác giả mặc nhiên được bảo hộ suốt cuộc đời và ít nhất là 50 năm sau khi chết. Song mảng sách dịch đã và đang bị các Nhà xuất bản và doanh nghiệp kinh doanh sách lợi dụng nếu không nói là vi phạm trắng trợn. Trường hợ


Dịch giả Lê Xuân Khải và Trần Hiệp tại Hà Nội vừa phản ánh: Nhà sách Thành Nghĩa Tp. Hồ Chí Minh đã thản nhiên “lờ” tiền tác quyền của họ khi liên tục phát hành cuốn “Truyện Trang Tử”! Cuốn này của nhà văn Vương Tân Dân, Trung Quốc viết từ thời xưa, theo lối chữ cổ, do đó rất khó dịch. Với đơn đặt hàng của Nhà xuất bản Hội Nhà văn, hai dịch giả này đã bắt tay vào nghiên cứu, dịch rất công phu để đưa tác phẩm lần đầu đến với công chúng Việt Nam.

Trang bìa 2 tập sách Truyện Trang Tử tái bản lần thứ 10


Hai tập sách “Truyện Trang Tử” ra đời theo số đăng ký kế hoạch xuất bản 01/1130/XB-QLXB do Cục Xuất bản cấp ngày 29-8-2003 và theo Giấy trích ngang kế hoạch xuất bản số 257/XB ngày 4-9-2003, chỉ có bán tại Tp. Hồ Chí Minh (tập I dày 302 trang, đề giá 35.000 đồng và tập II dày 282 trang, giá bán 32.000 đồng), phát hành đầu năm 2004 bởi Nhà sách Thành Nghĩa Tp. Hồ Chí Minh và hệ thống nhà sách Nguyễn Văn Cừ cũng của doanh nghiệp này.


Theo hợp đồng và cũng là “giá chung” trên thị trường thì hai dịch giả được hưởng 10% trên giá bìa mỗi cuốn, thực tế họ được lĩnh vỏn vẹn hơn 5 triệu đồng, bởi vì trên bìa sách in số lượng phát hành có 1.000 cuốn. Khi nhận số tiền ít ỏi này, họ vẫn đinh ninh rằng với những đợt phát hành tiếp theo, họ sẽ tiếp tục được lĩnh nhuận bút dịch. Tuy nhiên mới đây, họ phát hiện cuốn “Truyện Trang Tử” đã được tái bản tới lần thứ 10 mà dịch giả thậm chí không được tặng lấy 1 bộ sách (khi in lần đầu, mỗi tác giả được biếu 10 bộ-tức 20 cuốn).


Khi hai dịch giả này hỏi Nhà xuất bản Hội nhà văn thì họ nói không biết (trong khi nội dung 2 lần in không hề thay đổi, có thể nói là được in từ một bản phim hoặc bản kẽm duy nhất, trừ giá bán in bìa sau là tăng lên: tập I giá 55.000 đồng, tập II giá 60.000 đồng và bìa trước bổ sung dòng chữ “In lần thứ 10”! Điện thoại tới Nhà sách Thành Nghĩa Tp. Hồ Chí Minh, gặp nhân viên có trách nhiệm giải đáp khúc mắc thì được trả lời là: chúng cháu đề in lần thứ 10 vậy để mang tính chất quảng cáo thôi, nhưng cũng không nói rõ thực chất là in lần thứ mấy, và cũng “tắc” không trả lời được là in như vậy có phải chịu trách nhiệm gì với bạn đọc và các cơ quan hữu trách hay không! Khi được hỏi về nhuận bút của dịch giả, cả nhân viên cũng như ông chủ Nhà sách Thành Nghĩa đều nói: hãy đợi để được nhận tiền dịch sách vì lâu nay họ… không biết dịch giả là ai(!), nhưng dịch giả đợi hoài cũng không thấy, hỏi năm lần bảy lượt đều có những lí do như đã giao cho cô nhân viên này nọ và cuối cùng ông Võ Thành Tân - chủ Nhà sách Thành Nghĩa cứ thấy họ điện thoại cho mình là… tắt máy!


Không hiểu Nhà xuất bản Hội nhà văn đã bán đứt bản thảo dịch “Truyện Trang Tử” cho Nhà sách Thành Nghĩa hay chưa và doanh nghiệp phát hành sách Thành Nghĩa tên tuổi thuộc loại nhất cả nước, được ca tụng là “Doanh nghiệp vì sự phát triển cộng đồng”, sở hữu 41 siêu thị sách và phát triển được hàng trăm đại lí sách, văn phòng phẩm trên cả nước, doanh thu hàng năm hàng trăm tỷ đồng, có làm giàu chính đáng hay không khi xài đi xài lại giấy phép xuất bản cũ, phát hành liên tiếp nhằm mục đích thương mại mà không cần xin ý kiến dịch giả, “lờ” luôn quyền lợi vật chất của họ như vậy, nói gì tới quyền lợi của tác giả nước ngòai?!


TD

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhà sách Thành Nghĩa: Sách in 10 lần, trả nhuận bút 1 lần