Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Kim Cương - Huy Hùng| 21/10/2015 16:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng ngày 21/10, Đoàn công tác thuộc Sở Xây dựng Hà Nội đã có buổi khảo sát hiện trạng xuống cấp trầm trọng tại ngôi biệt thự cổ số 65, phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội).

Có mặt tại hiện trường cùng đoàn khảo sát, PV nhận thấy, ngôi biệt thự cổ này đã có những dấu hiệu xuống cấp, dù chỉ nhìn bằng mắt thường cũng dễ nhận ra.

Sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi biệt thự cổ số 65, Nguyễn Thái Học

Ngôi biệt thự cổ tại số 65 Nguyễn Thái Học được xây dựng theo kiến trúc Pháp với kết cấu 3 tầng, trước đây là trụ sở của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Sau đó rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã được bố trí ở tại đây và cũng là nơi lui tới của nhiều tên tuổi nổi danh như: Nguyễn Tuân, Trần Dần, Văn Cao, Bùi Xuân Phái…

Hiện tại, chỉ còn một vài hậu duệ của các nghệ sỹ đang sinh sống ở đó như vợ chồng nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Con trai cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Theo thống kê, hiện có khoảng 20 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu đang sống tại ngôi biệt thự cổ này. Kể từ khi xảy ra vụ sập ngôi biệt thự cổ tại 107, Trần Hưng Đạo, những người sống ở đây không khỏi lo lắng. Theo quan sát của phóng viên, tất cả các mặt của ngôi biệt thự, vôi vữa đều đã bong tróc, mục ải, trần nhà còn lộ nguyên cả thép gỉ sét. 

Những hộ dân sinh sống nơi đây cho biết, khắp trong phòng, không có nơi nào là không bong tróc vôi vữa, nhiều lúc đang ngồi ăn cơm, vôi vữa bất ngờ rơi vào mâm là chuyện thường ngày. Cứ bong tróc ở đâu, họ tự mua xi măng, cát về trát, tu bổ lại chỗ đó. Họ đã từng nhiều lần gửi đơn lên các cấp chính quyền để xin được tu bổ, tôn tạo, bảo đảm an toàn cho toàn ngôi biệt thự cổ nhưng vẫn chưa có kết quả.

Nói về vấn đề này, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết: "Sự xuống cấp của ngôi biệt thự này thì chắc ai cũng đã nhìn thấy, nhưng điều chúng tôi lo lắng nhất là việc các hộ dân ở tầng trệt, để thuận lợi cho việc kinh doanh tranh, ảnh....họ đã tự ý đục đẽo tường trong căn phòng của mình đang ở, nhằm tăng diện tích, thoáng mặt tiền. Việc làm đó đã khiến cho tiết diện chịu lực của ngôi biệt thự giảm đi rất nhiều. Ngôi biệt thự cổ này được kết cấu bởi các bức tường dựng đứng, dựa vào nhau, chống cho nhau chứ tuyệt nhiên không hề có cột trụ, hay giằng xi măng thép như bây giờ, việc đục đẽo tường như thế rất nguy hiểm cho ngôi nhà".

Còn bà Vũ Thị Thanh (74 tuổi, người sống trong ngôi biệt thự cổ từ năm 1975 đến nay) cho hay: "Khi thấy các hộ tầng trệt tự ý cải tạo phòng ốc để kinh doanh, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của cả ngôi biệt thự cổ, chúng tôi rất lo lắng. Những lúc trời mưa to gió lớn, hay lúc có xe trọng tải lớn chạy qua, ngôi biệt thự lại rung lên như đổ sập bất cứ lúc nào. Mong các cấp có thẩm quyền quan tâm,  tu bổ, tôn tạo lại ngôi biệt thự cổ để chúng tôi yên ổn sinh sống".

Dưới đây là một số hình ảnh về sự xuống cấp nghiêm trọng tại ngôi biệt thự cổ mà phóng viên ghi lại được:

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Toàn cảnh ngôi biệt thự cổ với toàn bộ tầng trệt bị cải tạo để thuận lợi cho việc kinh doanh

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

4 bề của ngôi biệt thự khắp nơi bị bong tróc, rơi vôi vữa, hở cả thép 

Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học

Hiểm họa sập nhà luôn rình rập, khiến người dân luôn nơm nớp lo sợ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiểm họa rình rập tại ngôi biệt thự cổ 65 Nguyễn Thái Học