Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay

Hà Linh| 27/02/2015 08:03
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngay từ sáng sớm tinh mơ ngày mùng 7 tháng Giêng (tức 25/2). dân làng Phú Đô đã í ới rủ nhau gác lại mọi việc kinh doanh buôn bán, đóng cửa nhà để tề tựu ở đình làng xem hội kiệu bay.

Xem video lễ hội ở Phú Đô

Lễ hội làng bún phú đô Phường Mễ trì – Quận  Nam Từ Liêm ( Hà Nội) diễn ra 5 năm một  lần, vào 3 ngày (từ mùng 7 cho đến mùng 9 tháng Giêng). Chính vì vậy đây là một trong những lễ hội được người dân háo hức mong chờ.

Lễ Hội làng bún Phú Đô vô cùng ý nghĩa bởi trong đó mang giá trị văn hóa cộng đồng, tôn vinh truyền thống uống nước nhớ nguồn và là ngày để cả làng cùng chung niềm vui, tạm lãng quên đi rất nhiều những âu lo, bộn bề, bất kì người con nào của làng cũng rộn lên lòng tự hào, tình yêu quê hương chân thành nhất từ sâu thẳm trái tim mình. Không chỉ vậy dịp lễ hội này còn là sự hội nhập, giao lưu với các vùng khác nhau để tạo nên những nét tinh túy riêng của đất kinh kỳ.

 Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay

Các hoạt động kinh doanh buôn bán hầu như tạm ngừng, thay vào đó là những mâm lễ được bầy biện trịnh trọng trước cửa nhà chờ kiệu đi qua

Từ sáng mùng 8 tháng Giêng (ngày chính hội) người làng Phú Đô đóng cửa nhà, hàng quán, nhường chỗ cho những mâm lễ gia đình được sắm sửa, bày biện tươm tất ở trước nhà, khắp các ngõ để nghênh đón kiệu đi qua. Phú Đô là làng nghề làm bún truyền thống nên người dân dâng cúng sản phẩm đặc trưng của làng những mâm bún trắng tinh khiết… Để tỏ lòng biết ơn công lao các vị thành hoàng.

Lễ hội của làng bún Phú Đô được tổ chức cùng với đặc điểm chung của các lễ hội khác trên cả nước đó là để cầu một năm mới may mắn, sung túc và bình an cho dân làng cũng như nhân dân khắp chốn.  Và cũng được chia làm hai phần: Phần lễ và phần hội.

Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay

Rước kiệu thử ngày mồng 7 tháng giêng xuân Ất Mùi 2015

Nhưng có lẽ phần quan trọng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, và được dân làng quan tâm, ngóng chờ nhất đó là ở phần hội, bởi ngoài các trò chơi, cuộc thi dân gian thì rước kiệu “bay” là phần khiến lễ hội náo nhiệt rộn rã nhưng cũng không kém phần trang nghiêm. Lễ rước được tiến hành từ đình làng xuống Quán của làng, Cầu Đôi và sau đó rước các ngài về Đình làng...

Trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, cùng tiếng reo hò, vỗ tay của hàng nghìn dân làng cũng như khách thập phương 7 chiếc kiệu ở làng bún Phú Đô được các thanh niên khôi ngô tuấn tú khiêng chao đảo, bay lượn khắp đường làng, ngõ phố.

Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay  Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay  

Những người được chọn rước kiệu là các nam nữ thanh niên của làng.Trước khi rước kiệu họ phải tắm nước gừng, ăn chay đúng như phong tục của làng.

Về mặt tâm linh thì người dân lý giải đó là sự thăng hoa (người dân gọi là kiệu bay) của các vị thánh như Đức Thánh Cả, Đức Ông và Hai Bà  (dân làng thờ Đức tổ nghề làm bún Hồ Nguyên Thơ, hai bà: Bà An và Bà Phương).

Ông Quảng 62 tuổi ở xóm 2 thôn Phú Đô tự hào nói qua tiếng trống tiếng, chiêng: “Hội làng của chúng tôi độc đáo nhất chính là phần rước kiệu bay, năm năm mới có một lần nên dân làng mong ngóng lắm, bản thân tôi cũng thấy rất tự hào”.

Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay

Bảy chiếc kiệu có lúc chỉ đi lại thong thả, nhưng có lúc lại lắc lư, chạy ầm ầm khiến các thanh niên rệu  rã nhưng cũng không khỏi hoan hỉ bởi được lựa chọn làm người khiêng kiệu

Để lễ hội diễn ra tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa người dân làng phải làm buổi lễ tổng duyệt dưới sự kiểm duyệt của chính quyền địa phương. Từ trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 một tuần, đèn lồng, cờ, băng rôn chào đón lễ hội đã giăng kín đỏ ngợp khắp các ngõ ngách trong làng.

Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay

Mâm lễ để đón kiệu thánh của gia đình bà Hoa xóm 3 thôn Phú Đô

Theo ngọc phả, đình Phú Đô thờ các vị thành hoàng gồm Lý Thiên Bảo (tức Đức Thánh Cả, anh trai của Lý Nam Đế), Đinh Dự và Mãn Đường Hoa (Tổ sư nghề ca trù), 2 bà hoàng người làng Phú Đô là Nguyễn Thị An (Hoàng hậu vua Lê Anh Tông), Nguyễn Thị Phương (Nguyên phi), Hồ Nguyên Thơ (Tổ nghề bún).

Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay

Theo quan niệm của người dân nơi đây thì khi rước kiệu không ai được đứng ở trên xem xuống, bởi vậy người dân đứng dọc 2 bên đường

Nhằm đảm bảo ANTT cho việc tổ chức Lễ hội truyền thống này, Công an địa phương đã xây dựng kế hoạch cụ thể bảo vệ ANTT. Trong buổi đầu diễn ra lễ hội đã nhận được phản hồi tích cực từ người dân và thu hút rất đông khách thập phương tham dự, bởi đây là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và duy trì qua nhiều thế kỷ……






 

IFrame

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dân Làng Phú Đô “đóng cửa” đi xem...kiệu bay