Chủ tịch Hà Nội: Nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 có thể ẩn náu trong con người

Trọng Bằng| 18/04/2020 13:58
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trước hiện tượng tái nhiễm tại Vũ Hán, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nhiều khả năng Virus này có khả năng ẩn náu trong con người. Từ đó, chúng ta cần xây dựng các kịch bản xấu nhất xảy ra, có phương án dự phòng.

Chủ tịch Hà Nội: Nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 có thể ẩn náu trong con người

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung: Trong khi chúng ta hy vọng điều tốt đẹp nhất thì chúng ta cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội họp trực tuyến với lãnh đạo TP, các sở, ngành và 30 quận, huyện, thị xã diễn ra ngày 17/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã lưu ý nội dung trên

Các loại vũ khí hiện đại nhất đều vô dụng trước cuộc chiến chống COVID-19

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, trên thế giới hiện nay có rất nhiều các nhà khoa học, dịch tễ học đánh giá hậu quả của dịch Covid -19. Chủ tịch cũng thông tin về nghiên cứu, đánh giá do một số chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài đã tham gia cộng tác với Hà Nội trong suốt thời gian qua.

Theo đó, từ các đại dịch từ thế kỷ 19 đến nay, trong 4 cách phòng chống dịch thì hiệu quả nhất là thực hiện nghiêm túc cách ly ít nhất từ 1 đến 2 tuần sau khi có ca nhiễm cuối cùng được phát hiện. Sau đó mở lại các hoạt động kinh doanh từ từ cùng với việc theo dõi tất cả các trường hợp có triệu chứng, xét nghiệm, kiểm tra và cách ly.

Dự Covid -19 là một thảm hoạ y tế cộng đồng quy mô, phạm vi lớn nhất thế giới trong suốt chiều dài lịch sử.

"Lần đầu tiên trên thế giới có một cuộc chiến, trong đó tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất trở thành vô dụng", Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói

Chủ tịch UBND TP Hà Nộihttps://congly.vn/thoi-su/nguoi-dan-ra-duong-dong-ha-noi-lo-lang-cac-giai-phap-chong-dich-se-vo-tran-339002.html cũng cảnh báo hiện tượng tái nhiễm tại Vũ Hán, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nhiều khả năng Virus này có khả năng ẩn náu trong con người. Từ đó, chúng ta cần xây dựng các kịch bản xấu nhất xảy ra, có phương án dự phòng.

"Chúng ta không lạc quan vội, cần tiếp tục công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và những điều kiện để đối phó và ứng phó nhanh nhất với dịch bệnh này", Chủ tịch UBND TP lưu ý

3 kịch bản về dịch bệnh COVID-19

Chủ tịch Hà Nội cũng cho biết, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra 3 kịch bản của dịch bệnh. 

Kịch bản 1, đại dịch sẽ kéo dài thêm khoảng ba tháng và được khống chế và kiểm soát trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Đây là kịch bản tốt nhất đối với mọi quốc gia và cả thế giới, dù ít nhiều bị ảnh hưởng sau đó các hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Các trường học và công sở sẽ mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh buôn bán, giao thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng dần khôi phục. Theo kịch bản này, đa phần các nước bị ảnh hưởng và thiệt hại sẽ sớm được khắc phục.

Kịch bản thứ 2, dịch bệnh có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm, cho đến khi con người chế tạo được một loại thuốc đặc trị để điều trị hiệu quả các bệnh nhân nhiễm Covid -19. Lúc này, Covid -19 xem như một loại cúm mùa, không loại trừ được hoàn toàn nhưng có thể sống chung với nó. Hầu hết các quốc gia và kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái, con người sống trong điều kiện khắc khổ, trong khi vẫn phải dành nguồn lực đáng kể trong phòng chống dịch bệnh.

Kịch bản thứ 3, Covid - 19 tiếp tục lây lan với tốc độ khủng khiếp như hiện nay trong một thời gian dài, bất chấp các biện pháp nhiều nước đang áp dụng; số ca nhiễm, số người chết vẫn duy trì đều đặn ở mức cao. Theo kịch bản này, số người chết có thể tăng lên 1.000.000 người, hàng chục triệu người có khả năng bị nhiễm khiến hệ thống y tế công cộng, hệ thống phòng dịch bị thất thủ. Các hậu quả đối với kinh tế thế giới vô cùng bi đát, phát triển của thế giới có thể bị kéo lùi lại hàng thập kỷ; đi kèm theo đó là nghèo đói, bệnh tật, bạo lực hoành hành.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ: "Trong khi chúng ta hy vọng điều tốt đẹp nhất thì chúng ta cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất".

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) với 63 địa phương, chiều cũng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khằng định: Dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch được.

Theo Phó Thủ tướng, điểm này rất quan trọng vì chúng ta không thể đóng kín cửa một mình, dù hạn chế nhưng vẫn phải có giao lưu để đảm bảo “mục tiêu kép”. Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần mà phải tính ít nhất bằng tháng.

Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, để chết nhiều người.

Phân tích thêm tình hình, Phó Thủ tướng cho biết, một nước đang phát triển như Việt Nam mà nhiều người lây nhiễm như các nước phương tây thì chắc chắn tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn. Trong công tác điều trị, hiện nay chúng ta cứu sống được các bệnh nhân nặng vì cả nước dồn trí, dồn sức vào cứu chữa. Còn nếu nhìn ra bên ngoài, rất nhiều nước có nền y tế phát triển hơn ta nhiều, giàu có hơn ta nhiều nhưng đã có tới hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh, hàng ngàn, hàng chục ngàn người tử vong thì không chỉ thiệt hại về tính mạng con người, về xã hội mà thiệt hại kinh tế cũng lớn hơn rất nhiều.

Do vậy, chúng ta phải quán triệt mục tiêu kép nhưng vẫn phải ưu tiên hơn là kiểm soát được dịch bệnh. Chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội”, Phó Thủ tướng nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Hà Nội: Nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 có thể ẩn náu trong con người