Vụ án bắt cóc một xe buýt chở học sinh (Kỳ 2): Bắt cóc để lấy tiền chơi bời

30/10/2013 08:12
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Vì tin rằng cảnh sát sẽ không bao giờ tìm được mình nên Fred đã mua chiếc xe tải cũ kĩ này và sử dụng tên thật của mình...

Điều tra

 

Về phần cơ quan điều tra, họ vẫn chưa có gì mới ngoài thông tin nhóm cướp có ba người bịt mặt, dùng chiếc xe tải màu trắng để dụ lái xe buýt dừng lại và lao tới khống chế tất cả và đưa tới nhốt tại khu khai thác đá hoang vắng. Đây là vùng thuộc sở hữu của nhà Fred Wood. Những người thợ chất phác này chưa bao giờ biết tới những tên tội phạm nào ngoài những tin mà họ nghe được trên đài phát thanh, nhưng hôm đó họ lại vô tình gặp một đoàn đông đảo con tin.

 

Sau khi đã lo an toàn tuyệt đối cho các nạn nhân, cảnh sát quyết định đào bới những căn hầm, nơi chứa chiếc xe mà các nạn nhân kể lại. Chiếc xe cuối cùng cũng được mang ra khỏi mặt đất và được tẩy rửa bằng muối.

 

Các van chiếc xe bị chôn vùi và vị trí của nó cung cấp những manh mối quan trọng đầu tiên. Vì tin rằng cảnh sát sẽ không bao giờ tìm được mình nên Fred đã mua chiếc xe tải cũ kĩ này và sử dụng tên thật của mình. Từ nguyên nhân này, cảnh sát bắt đầu truy tìm một người tên là Fred và từ đó sẽ lộ ra cả băng nhóm.

 

Vụ án bắt cóc một xe buýt chở học sinh (Kỳ 2): Bắt cóc để lấy tiền chơi bời

Fred Wood

 

Cảnh sát ngay lập tức liên lạc với gia đình của Fred nhưng họ cho biết Fred đã bỏ nhà đi từ lâu. Nhưng cũng từ đây, cảnh sát biết rằng hai người bạn của Fred là Rick và Jim cũng biến mất một cách kỳ lạ. Từ đây cảnh sát đã có những dự đoán ban đầu về ba tên bắt cóc.

 

Những thanh niên đeo mặt nạ

 

Với vóc dáng to lớn, anh em nhà Rick và Jim Schoenfeld cùng một người bạn chung là Fred Woods lớn lên trong những gia đình giàu có và có học với những đặc quyền của lớp thượng lưu, tại bán đảo San Francisco trong những năm 1970. Bố của anh em Rick và Jim là bác sỹ y còn bố của Fred là một doanh nhân thành đạt và là chủ mỏ đá ở Livermore. Cả ba có sở thích rong chơi trên những chiếc xe hơi đắt tiền và xem những bộ phim về giới tội phạm như “Dirty Harry” và “The French Connection”.

 

Việc cứ phải xin tiền bố mẹ để ăn chơi có vẻ không kéo dài mãi được nên ba cậu ấm đã nghĩ ra cách kiếm tiền theo cách chúng học được từ phim ảnh. Tuy nhiên khi bắt tay “vào việc” thì mọi chuyện trở nên phức tạp. Kế hoạch bắt cóc được chuẩn bị trong nhiều tháng nhưng lại rất đơn giản: cướp một xe buýt, giấu các trẻ em một nơi nào đó an toàn, yêu cầu một khoản tiền chuộc khá lớn từ nhà nước, nhận tiền, và sau đó thả các con tin - tất cả chỉ diễn ra trong vòng 24 giờ. Trong suốt thời gian các con tin bị giam giữ dưới hầm, ba kẻ bắt cóc không hề xuất hiện hay bận tâm đến kiểm tra. 

 

Sau khi nhốt các con tin vào chiếc hầm, bộ ba chia tay về nhà đi ngủ. Sáng ngày hôm sau, chúng thức dậy và trước khi gặp lại nhau, cả ba phát hiện được thông tin về vụ bắt cóc của mình tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng và rằng tất cả con tin đã trốn thoát một cách an toàn. Chúng không bao giờ có thể nghĩ được rằng các nạn nhân có thể trốn thoát từ chiếc hầm có độ sâu và chắc chắn như thế. Trong lúc sợ hãi, Fred và Jim quyết định bỏ trốn. Chúng lái xe về hướng Bắc. Còn lại Rick quyết định về nhà và thú nhận tất cả với bố mẹ. 

 

Sau khi rời khỏi vùng Vịnh, Fred và Jim quyết định đi tới Canada. Chúng tách ra, Jim lái xe qua biên giới còn Fred sẽ bay từ Reno tới Vancouver, tìm kiếm một khách sạn giá rẻ và đợi Jim. Theo kế hoạch, khi đã định cư tại Vancouver, Fred sẽ tới bưu điện chính 2 lần mỗi ngày vào các thời điểm hẹn trước với Jim. Bất cứ khi nào tới nơi, Jim cũng tới địa điểm này vào giờ đó, chúng sẽ gặp nhau và bàn kế hoạch tiếp tại Vancouver.

 

Fred tới điểm hẹn vào tối ngày 17/7. Hắn dễ dàng đăng ký một khách sạn tại Vancouver với một cái tên giả rồi nằm đó chờ Jim. Trong  khi đó, sau chuyến hành trình dài bằng ô tô, tối ngày 18/7, Jim cũng đã tới biên giới Canada ở Bắc Idaho nhưng không được phép qua biên giới vì bị phát hiện mang theo vũ khí. Ngày hôm sau, Jim tới Coeur d’Alene, Idaho. Hắn bỏ lại chiếc xe và đồ đạc, chỉ lấy những gì thật sự cần thiết. Hắn mua một chiếc xe tải hạng nhẹ và đi một cách vô vọng, không định hướng về phía Washington. 

 

Hai ngày trôi qua và Fred đợi một cách vô cùng sốt ruột ở Vancouver, hằng ngày đi tới bưu điện theo giờ đã hẹn nhưng tuyệt nhiên không thấy ông bạn của mình đâu. 

 

Ở nhà, Rick ngày càng lo lắng về những thông tin liên tục về vụ bắt cóc được đưa trên báo đài dù cảnh sát và báo chí chưa xác định được hung thủ. Ngày 23/ 7, Fred và Jim sợ hãi khi nghe thấy rằng Rick đã đầu thú.

 

Bị bắt

 

Thông tin Rick đầu thú đã khiến Jim lái xe về nhà. Dù đã quay về tới vùng Vịnh, hắn vẫn không dám về nhà, cũng không dám gọi ai hoặc tới đồn cảnh sát đầu thú. Jim cắm trại trên một bãi biển địa phương một vài ngày để nghĩ nên làm gì tiếp theo. Ngày 29/7, Jim đang lái xe trên đường thì bị một người tài xế khác phát hiện vì người này đã nhìn thấy lệnh truy nã hắn trên báo. Viên tài xế nhanh chóng gọi cảnh sát và Jim bị bắt.

 

Ở Vancouver, Fred đã viết một bức thư tới một người bạn cũ ở California và muốn người này giúp mình trong lúc hoạn nạn. Tuy nhiên, sau khi nhận được thư, người bạn của hắn đã tới cảnh sát ở Vancouver và nhanh chóng giúp cảnh sát tóm gọn Fred.

 

Ngày 4/8, phiên xét xử ba bị cáo đã được mở ra tại Chowchilla. Tuy nhiên, phiên xét xử này đã bị hoãn vì chưa đủ những bằng chứng xác thực, đặc biệt tuy tất cả lời khai của con tin hoàn toàn giống nhau nhưng không ai trong số đó đã nhìn thấy mặt của kẻ bắt cóc và khống chế mình.

 

Sau rất nhiều các phiên xét xử nhưng không tuyên án, phiên xử cuối cùng diễn ra vào ngày 25/7/1977.  Một năm sau khi vụ việc xảy ra, ba bị cáo đã bị kết án có tội bắt cóc 27 người và bị kết án tù chung thân, không ân xá.

 

Thị trấn Chowchilla sau vụ bắt cóc 27 con tin, trong đó có 26 học sinh là một cơn chấn động về tâm lý nặng nề cho các nạn nhân. Các chuyên gia về tâm thần đã được mời tới để giúp đỡ, giúp các em vượt qua cơn ác mộng. Tiến sĩ tâm lý Terr đã tiến hành phỏng vấn tất cả các nạn nhân. Tiến sĩ Terr đã công bố nghiên của mình trên tờ American Journal vào năm 1981 mang tên “Những chấn thương vì sợ hãi trong thời thơ ấu”. Theo đó, Tiến sĩ Terr cho rằng khi trẻ có một trải nghiệm cực kỳ kinh hoàng, các trẻ em luôn tỏ ra sợ ngay cả khi ở bên cạnh người thân. Ngoài ra, Tiến sĩ Terr còn phát hiện nhiều hậu quả về thể chất của vụ bắt cóc.  Ví dụ các vấn đề về bàng quang gây ra bởi các điều kiện bị nhốt lâu trong chiếc xe tải mà không có phòng tắm, bệnh béo phì và một bé gái hầu như không lớn thêm một chút nào kể từ khi bé trải qua vụ bắt cóc khi mới 9 tuổi. n

 

Trâm Anh (theo TruTV)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vụ án bắt cóc một xe buýt chở học sinh (Kỳ 2): Bắt cóc để lấy tiền chơi bời