Đang có phong trào đề xuất khắc phục ngay những vô lý về giá cả được một số ngành nêu ra rốt ráo. Trước khi ngành điện xin tăng giá là ngành than kêu rằng giá bán than cho điện mới chỉ được 60% giá thành. Bài ca của EVN thì còn nêu thêm việc ngành thép được bao cấp về giá điện: 1kWh điện sinh hoạt đang phải gánh 300-400 đồng cho mỗi kWh điện sản xuất thép, làm giàu cho các ông chủ th
Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM thường xuyên bị quá tải. Ảnh: Tuổi trẻ
Bộ Y tế trình bày đề xuất tăng viện phí, thậm chí có tới mười mấy điểm "vô lý" được nhấn rất mạnh rằng lương cơ bản đã tăng từ 120.000 đồng (năm 1990) lên 830.000 đồng mà giá dịch vụ y tế vẫn không thay đổi cũng là điều hết sức vô lý. 3.000 đồng cho một lần khám, bèo quá, vô lý quá. Để minh bạch hóa đề xuất của mình, Bộ Y tế có văn bản về lý do tăng giá gửi tới các báo. Bây giờ chi phí khám bệnh được so với miếng vá xăm xe đạp đã tăng 10.000-15.000 đồng thì gấp 3 đến 5 lần tiền khám bệnh. Bộ này khẳng định rằng ngân sách cấp quá thấp gây khó khăn cho các bệnh viện. Tóm lại, đây là những vô lý gây khó khăn cho ngành y tế cần khắc phục.
Tất nhiên, Bộ này không nói ra điều mà người bệnh biết rất rõ là không ai chỉ chi 3.000 đồng để được khám bệnh. Ở một phòng khám tư nhân tại đường Đ. Hà Nội, giá một lần khám gấp 10 lần giá theo quy định của Nhà nước. Thương binh, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được miễn phí. Nghe rất có lý. Tuy nhiên, trong phiếu khám bệnh thường có yêu cầu chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, xét nghiệm máu, điện tâm đồ… mà bệnh nhân cần khiến cho tổng chi phí lên tới trên nửa triệu đồng. Vẫn có lý. Sau hơn 20 năm chấp nhận sự vô lý này, đến giờ Bộ Y tế bỗng dưng xin tăng giá.
Theo những công bố công khai, có 70 trong tổng số 250 dịch vụ y tế sẽ tăng từ 700% đến 1.000%. Từ trên giường bệnh, người ốm cố gượng dạy chất vấn rằng thế lộ trình đâu? Sao không tăng tiệm tiến hợp lý mà làm cái đùng vô lý thế? Hóa ra sau bao nhiêu tháng ngày ngủ nướng trong bao cấp, kết dư, thậm chí còn cho vay lấy lãi đến nỗi có nguy cơ mất trắng tiền tấn, nay người ta bừng tỉnh và đòi tăng giá luôn một lèo. Không lẽ Bộ Y tế quên rằng đang là thời điểm lạm phát cao và số hộ nghèo không giảm.
Còn nhớ ngành bảo hiểm đã công bố năm ngoái kết dư tới 3.500 tỷ đồng dù vẫn còn khoảng 45 vạn hộ không có khả năng mua bảo hiểm y tế. Nếu mua hết sẽ dư nhiều hơn. Giá dịch vụ y tế sẽ phải tăng để tránh sự vô lý, cũng như giá điện, giá xăng, giá than. Cứ cho là đề xuất hợp lý đi nhằm sửa những điều vô lý. Chắc chắn khi viện phí tăng, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ tăng theo. Vậy thì 58 triệu người có bảo hiểm y tế có bị ảnh hưởng do tăng viện phí hay không, câu trả lời là có đấy. Gánh nặng tăng giá hợp lý sẽ là vô lý trong thời điểm kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội như Văn kiện Đảng và Nghị quyết của Chính phủ đề ra và đang rốt ráo thực hiện. Đây chưa phải là thời điểm tăng giá dù để khắc phục những vô lý.
Bảo Văn