Viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2014 dưới góc nhìn các chuyên gia tài chính

02/02/2014 10:39
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Kinh tế 2013 đã dần đi vào ổn định tạo nền tảng cho những kỳ vọng về sự phục hồi và những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế nước nhà trong mắt các chuyên gia tài chính trong và ngoài nước.

* TTCK 2014: Các chuyên gia dự báo ra sao?

Viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2014 dưới góc nhìn các chuyên gia tài chính

DUY TRÌ

TS. Alan Phạm - Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital

Năm 2014 sẽ là một năm gần giống như 2013. Nghĩa là tất cả các chỉ tiêu của nền kinh tế sẽ vận hành theo chiều hướng tương tự nhưng GDP sẽ tăng trưởng cao hơn” – TS. Alan Phạm chia sẻ.

Ông dự báo GDP 2014 sẽ khoảng 5.7-5.8%, CPI tầm 6.5-7%. Theo ông, quan trọng nhất là tỷ giá sẽ ổn định, có thể tốt hơn năm 2013 và dưới 2% theo như NHNN.

Về Hiệp định TPP, đây là một biến chuyển lớn. TS. Alan Phạm cho biết TPP có những điều khoản chặt chẽ, quá trình đàm phán xong sẽ cần có thời gian chuẩn bị từ 3-5 năm để Việt Nam có thể đáp ứng được các điều khoản này. Đối với ngành Dệt may, trở ngại chính là nguyên liệu chưa sản xuất được nhưng sẽ có hai phương án đều có lợi cho Việt Nam. Một số công ty Đài Loan và Hàn Quốc sẽ bắt đầu chuyển về Việt Nam hoặc các doanh nghiệp Việt phải tự khởi động việc sản xuất nguyên liệu. …

ỔN ĐỊNH

CTCK Bản Việt (VCSC)

Năm 2014, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 2014 sẽ ổn định dựa trên các yếu tố như cán cân thanh toán dương nhờ FDI và kiều hối dồi dào, đồng nội tệ ít biến động nhờ cán cân thanh toán thặng dư và lạm phát ở mức vừa phải. VCSC dự báo lạm phát sẽ được khống chế ở mức 7%.

VCSC dự báo tăng trưởng GDP năm 2014 đạt 5.7% cao hơn so với mức 5.4% ở năm 2013 nhờ một số yếu tố như chi tiêu của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng dẫn đến bội chi ngân sách có thể gia tăng, xuất khẩu sẽ tăng lên gần 20%, FDI dồi dào, tiêu dùng tăng, sản xuất cải thiện mạnh và nền kinh tế thế giới phục hồi.

Ngoài ra, VCSC cũng đề cập đến một số rủi ro chính như lạm phát từ bên ngoài, gói QE bị cắt giảm. Thông tư 02 làm hạn chế tăng trưởng tín dụng, kết quả sửa đổi sẽ mang tính quyết định đối với ngành ngân hàng và nền kinh tế, các chính sách vĩ mô không còn đủ thận trọng.

Xem chi tiết tại đây

TÍCH CỰC

Fitch Ratings

Trong báo cáo mới nhất (23/01), Fitch đã nâng triển vọng tín nhiệm Việt Nam từ “ổn định” lên tích cực”. Theo Fitch, động thái nâng triển vọng tín nhiệm cho thấy bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam ngày càng ổn định và nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi. Fitch dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ đạt lần lượt 5.7% và 5.9% trong hai năm 2014 và 2015.

Bên cạnh đó, nguồn tài chính từ bên ngoài của Việt Nam sẽ ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, Fitch ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam tại thời điểm cuối tháng 12/2013 là 28.6 tỷ USD, tương ứng 2.4 tháng nhập khẩu hiện tại và đây không phải là một nguồn vốn đệm lớn.

Ngoài ra, Fitch cho biết lĩnh vực ngân hàng vẫn là một yếu tố tác động không tốt do tỷ lệ nợ xấu cao trong bối cảnh Thông tư 02 vẫn chưa có hiệu lực cho tới tháng 6/2014.

Xem chi tiết tại đây

PHỤC HỒI

CTCK Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSI)

Năm 2014 được đánh giá là năm mà kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi dựa trên những tiền đề đã đạt được trong năm 2013. GDP dự báo tăng khoảng 5.7-5.8%, lạm phát khoảng 7-9%, lãi suất nhiều khả năng vẫn duy trì như hiện tại. Ngoài ra lãi suất cho vay có thể giảm từ 1-1.5%, lãi suất huy động giảm từ 0.5-1% nếu vấn đề xử lý nợ xấu tiến triển tốt.

Theo BSI, năm 2014 sẽ là năm bản lề để xét đển khả năng phục hồi và tái cơ cấu nền kinh tế tạo tiền đề cho những bước chuyển mình mạnh mẽ cho các năm tiếp theo.

Trong đó, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ chậm, khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn. FDI tăng trưởng nhưng sẽ không có đột biến; nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa có thay đổi về cơ cấu; khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế.

BSI cũng đưa ra một số rủi ro có thể gặp phải như thâm hụt ngân sách của Việt Nam đạt 5.3% GDP, nguy cơ lạm phát cao có thể quay trở lại từ nửa cuối năm 2014 nếu Việt Nam quá tập trung cho tăng trưởng.

Xem chi tiết tại đây

TĂNG TỐC

CTCK MB (MBS)

MBS kỳ vọng nền kinh tế 2014 sẽ tăng tốc và hiệu năng của nền kinh tế sẽ được cải thiện đáng kể nhờ quá trình tái cấu trúc.

MBS đánh giá mức tăng trưởng GDP năm 2014 là 5.8% có thể đạt được với điều kiện tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế được thúc đẩy nhanh hơn, CPI sẽ được kìm chế bằng hoặc thấp hơn chút so với mức 6.4%.

FDI vẫn có khả năng giữ được tốc độ tăng trên 11%. Tỷ lệ nhập siêu nhiều khả năng sẽ dưới mức được đặt ra là 6% khi xuất khẩu khởi sắc trong khi nhập khẩu không có đột biến.

Xem chi tiết tại đây

3 KỊCH BẢN

CTCK Maritime Bank (MSBS)

MSBS đưa ra 3 kịch bản cho kinh tế vĩ mô Việt Nam 2014. Kịch bản cơ bản (60%) - Kinh tế có sự phục hồi nhưng diễn biến chậm. Kịch bản lạc quan (30%) - Kinh tế vĩ mô diễn biến tốt hơn hắn năm 2013 và kịch bản lạc quan nhất (10%) - Tăng trưởng kinh tế vượt dự báo, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại thời kỳ “tăng trưởng vàng” những năm 2005 – 2007”.

Ở kịch bản dễ xảy ra nhất (60%), năm 2014, ổn định kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính – ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm. Tăng trưởng GDP đạt dưới 6% nhưng cao hơn kết quả của năm 2013. Tín dụng tăng trưởng thấp, VAMC chỉ giúp giải quyết một phần nhỏ nợ xấu, chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định lạm phát dưới 7% trong khi cán cân thương mại ở mức cần bằng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài có sự cải thiện nhẹ.

Xem chi tiết tại đây

Duy Hoàng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2014 dưới góc nhìn các chuyên gia tài chính