Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao tại các nước Đông Nam Á, ở Việt Nam bệnh đang ngày càng phát triển mạnh ở cả hai giới.
Bệnh ung thư dạ dày là bệnh do u ác tính, nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày nhưng do bệnh không có nhiều biểu hiện cụ thể lên khi phát hiện thì bệnh đã nặng hơn và lúc đó thì bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày:
- Đau vùng thượng vị không điển hình, không có chu kỳ : Trên 70% người bệnh có xuất hiện triệu chứng này, nó đi kèm trong suốt thời gian bị bệnh, là một dấu hiệu thường thấy của ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Triệu chứng này xuất hiện nhiều khi yên tĩnh, sẽ mất đi khi hoạt động, khi tinh thần phân tán.
Đầy bụng, chán ăn là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày
- Đầy bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa: Người bệnh thấy có hiện tượng chướng bụng, ợ hơi sau khi ăn, khi đi khám dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm dạ dày. Lúc này, người bệnh có thể đến bệnh viện để nội soi dạ dày, đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán sớm.
- Suy nhược toàn thân, gầy sút nhanh: Người bệnh sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi ốm yếu do ăn uống kém.
- Buồn nôn và nôn; nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu.
Biểu hiện của ung dạ dày thư gian đoạn muộn:
- Di căn: Ung thư dạ dày giai đoạn muộn có tỷ lệ di căn cao, tế bào ung thư sẽ trực tiếp lan đến các bộ phận lân cận, cũng có thể di căn đến các hạch quanh dạ dày hoặc ở xa dạ dày thông qua đường bạch huyết, có thể theo đường máu di căn đến các tạng khác, từ đó xuất hiện các triệu chứng cổ trướng, vàng da, gan to, còn có thể dẫn đến các biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết, hoại tử.
Tuy nhiên, chưa phải là đã hết, người bệnh chỉ cần lựa chọn được phương pháp trị bệnh chính xác và giữ được tâm lí thoải mái, sẽ thu được hiệu quả điều trị tốt.
- Biểu hiện khác: Vùng tâm vị của người bị ung thư dạ dày sẽ có thể có hiện tượng nuốt khó và trào ngược thức ăn. Ung thư dạ dày có thể dẫn đến lỗ thủng cấp tính, gây đau toàn bụng và có các triệu chứng của viêm phúc mạc. Một số bệnh nhân có thể có tiêu chảy, táo bón và khó chịu vùng bụng dưới, cũng có thể có sốt.
Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày :
Ba phương pháp thường dùng nhất là phẫu thuật, hoá trị và xạ trị.
- Phẫu thuật: là phương pháp điều trị ung thư dạ dày căn bản bao gồm điều trị triệt căn và điều trị kịp thời.
Nếu ung thư dạ dày sớm ở niêm mạc và dưới niêm mạc, chưa xâm lấn vùng hạch thì điều trị qua nội soi cắt bỏ rộng niêm mạc và dưới niêm mạc, chưa điều trị hoá chất và xạ trị.
Nếu ung thư dạ dày tiến triển thì cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày tuỳ mức độ xâm lấn khối u dạ dày.
- Hoá trị: Với ung thư dạ dày, hóa chất điều trị có thể được áp dụng như là biện pháp chính khi ung thư đã có di căn xa mà phẫu thuật chỉ được coi là điều trị triệu chứng. Hóa chất cũng có thể dùng cho chuẩn bị mổ và củng cố kết quả phẫu thuật.
- Xạ trị: Chỉ định rất hạn chế. Có thể tia xạ vào u, vào hạch trong phẫu thuật. Ngoài ra tia xạ còn điều trị các ổ di căn như di căn xương.
Cách phòng tránh ung thư dạ dày:
- Hạn chế ăn hoặc ăn ít các đồ ăn muối: Trong các loại rau muối có chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp, dưới tác động của vi khuẩn hoặc độ axit thích hợp trong dạ dày có thể hợp thành hợp chất Nitrosamines, loại hợp chất này là chất gây ung thư rất mạnh. Vì vậy thực phẩm cần tươi sống, và nên để thực phẩm vào ngăn đông lạnh tủ lạnh.
- Không ăn hoặc hạn chế ăn các thực phẩm hun khói và dầu mỡ: Trong cá hun khói và thịt hun khói, những thực phẩm chiên rán, sấy, nướng, xào và những thực phẩm dùng dầu nóng nấu đi nấu lại có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Vì vậy nên hạn chế tối đa ăn những thực phẩm này.
- Không ăn những thực phẩm nấm mốc: Mốc là do nhiễm khuẩn gây ra, trong số các loại nấm có những chân khuẩn sản sinh ra độc tố, là chất gây ung thư rất mạnh. Đồng thời, một số loại thực phẩm dưới tác dụng của nấm sinh độc tố sinh ra nhiều Nitrite và amin thứ cấp, những chất này sau khi vào cơ thể trong một điều kiện nhất định, dạ dày sẽ kết hợp chúng thành các hợp chất Nitrite và dẫn đến ung thư.
Ăn nhiều rau quả tươi để phòng tránh ung thư dạ dày
- Không hút thuốc và hạn chế bia rượu: Trong khói thuốc có chứa nhiều chất gây ung thư hoặc thúc đẩy tế bào ung thư phát triển như Benzopyrene, hydrocacbon thơm đa vòng, là một trọng những nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
Bản thân cồn tuy không phải là chất gây ra ung thư nhưng rượu mạnh sẽ kích thích vào niêm mạc dạ dày, làm tổn thương tổ chức niêm mạc, sẽ thúc đẩy sự hấp thụ của các chất gây ung thư.
Nếu vừa uống rượu, vừa hút thuốc, vậy thì sẽ càng nguy hiểm hơn, bởi vì cồn có thể làm tăng tính thẩm thấu của niêm mạc tế bào, từ đó tăng sự hấp thụ các chất gây ung thư trong khói thuốc.
- Có thói quen ăn uống hợp lý: Nếu ăn không đúng giờ, đúng lượng, ăn quá nhiều, ăn quá nhanh hay quá nóng đều gây kích thích gây tổn thương đến dạ dày, từ đó có thể gây ra ung thư dạ dày.
- Ăn nhiều rau quả tươi: Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E, tăng cường sự hấp thu protein hợp lý, có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, phòng tránh ung thư dạ dày.