Để tránh tình trạng leo thang căng thẳng giữa 2 nước những ngày gần đây, phía Trung Quốc tiếp tục yêu cầu quân đội Ấn Độ nhanh chóng rút quân khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp, khu vực giáp biên giới nước này và Bhutan.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 18/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nhấn mạnh, Trung Quốc yêu cầu quân đội Ấn Độ nhanh chóng rút quân khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp tại dãy núi Himalaya. “Trung Quốc mong Ấn Độ hiểu tình hình và nhanh chóng rút quân khỏi biên giới. Chúng tôi đã nhắc lại nhiều lần điều này với Ấn Độ”, ông Lục nói.
Ông Lục nhấn mạnh rằng, trước khi bất cứ cuộc đàm phán nào diễn ra, quân đội Ấn Độ phải rút quân về.
Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới dài 3.550 km, được phân cách bởi dãy núi Himalaya và vùng cao nguyên Tây Tạng
Tuyên bố của ông Lục được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và New Delhi đang trải qua hơn một tháng căng thẳng, khi cả hai bên đều cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau.
Để khẳng định chủ quyền, Trung Quốc đã công bố nhiều bằng chứng về vùng tranh chấp tuy nhiên đều bị Ấn Độ phản bác. Truyền thông Trung Quốc cho biết, Ấn Độ hiện có tới 200.000 quân, nhiều gấp chục lần lượng quân của Bắc Kinh.
Xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra hàng chục năm qua và chưa có được hướng giải quyết dù 2 nước đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn. Các quan chức 2 nước còn nhận định, tình hình có thể căng thẳng hơn chiến tranh năm 1962 làm hàng nghìn người chết.
Mới đây, căng thẳng tiếp tục leo thang khi Trung Quốc xây dựng một con đường tại cao nguyên Doklam, nơi được Ấn Độ cho là thuộc lãnh thổ của Bhutan, hôm 16/6. Tiếp đó, Bhutan đã kêu gọi Ấn Độ trợ giúp, khiến Trung Quốc không hài lòng. Theo đó, Ấn Độ tuyên bố rằng, con đường mà Bắc Kinh xây dựng “là mối quan ngại an ninh nghiêm trọng” do đó là đường dẫn vào khu vực nối với 7 bang miền tây bắc Ấn Độ.
Ngày 10/7 triển khai thêm 2.500 binh sĩ đến khu vực bang Sikkim giáp biên giới Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng ứng phó trong trường hợp xung đột giữa hai bên nổ ra tại cao nguyên Doklam. Đây được cho là động thái phản ứng với việc Trung Quốc triển khai thêm quân đến Khamba Dzong và các khu vực gần thung lũng Chumbi, nằm giữa Sikkim của Ấn Độ và Bhutan.
Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới dài 3.550 km, được phân cách bởi dãy núi Himalaya và vùng cao nguyên Tây Tạng. Hai khu vực ngày nay vẫn là điểm nóng trong quan hệ hai nước là Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc và Arunachal Pradesh, ở sát biên giới đông bắc của Ấn Độ