Tín hiệu từ các mô hình đang trái chiều nhau. Điều này cho thấy thị trường có thể sẽ giằng co mạnh trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, thanh khoản giảm liên tục chứng tỏ nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng.
Phân tích các Trading System để xác định xu hướng, dự báo các điểm đảo chiều và chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi sử dụng VS 100 để phân tích nhằm hạn chế các tín hiệu nhiễu từ các chỉ số VN-Index và HNX-Index.
Directional Movement System
Xu hướng: Tăng dài hạn – Tăng ngắn hạn
Sub-Indicator: Trạng thái Giảm đã chuyển sang Tăng được 1 tuần. Tuy nhiên, hai đường +DI và -DI đang ở khá gần nhau nên nguy cơ cho tín hiệu bàn trở lại vẫn còn khá lớn.
ADX đang duy trì quanh mốc 25. Vì vậy, tình trạng Trade Zone tiếp tục duy trì.
MA, BBs & PSAR
Xu hướng: Tăng
Sub-Indicator: Khối lượng giảm liên tục cho thấy lực cầu đang yếu đi và nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng trong ngắn hạn.
Đường Parabolic SAR đang thu hẹp khoảng cách và có thể cho tín hiệu bán trở lại nên triển vọng hồi phục đang kém đi. Đường middle của Bollinger Bands sẽ đóng vai trò hỗ trợ trong vài phiên tới.
MACD & STO
Xu hướng: Tăng
Sub-Indicator: Mô hình chuyển từ trạng thái Giảm sang trạng thái Tăng và đã duy trì được 2 tuần. Điều này chứng tỏ xu hướng vẫn còn khá tích cực trong ngắn hạn.
Stochastic Oscillator đã lên gần vùng overbought nên khả năng cho tín hiệu bán trở lại là khá cao. Nếu chỉ báo này đảo chiều và đi xuống trong các phiên tới thì khả năng bứt phá của thị trường sẽ giảm xuống mức thấp.
RMO Trade Mode
Xu hướng: Tăng
Sub-Indicator: Hai đường Swing Trd 2 và Swing Trd 3 đã cho tín hiệu mua trở lại nhưng khoảng cách đang thu hẹp khá nhanh. Vì vậy, nguy cơ cho bán trở lại là khá cao.
Bên cạnh đó, RMO cũng chững lại đà tăng. Nếu chỉ báo này lại rơi xuống dưới đường 0 thì nguy cơ tiếp tục xu hướng giảm điểm sẽ tăng lên.
Kết luận: Tín hiệu từ các mô hình đang trái chiều nhau. Điều này cho thấy thị trường có thể sẽ giằng co mạnh trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, thanh khoản giảm liên tục chứng tỏ nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng.
Nguyễn Quang Minh (Phòng Nghiên cứu Vietstock)