Ghi nhận tại cầu Long Biên sáng ngày 23 tháng Chạp, rất đông những bạn sinh viên trẻ đứng giăng hàng trên cầu Long Biên để xin lại túi nilon, tro, đồ cúng…trong ngày Tết ông Công, ông Táo.
Phóng sinh cá chép trong ngày Tết ông Công, ông Táo là một nét văn hóa đẹp, tuy nhiên, sau khi phóng sinh người dân thường thả luôn túi nilon gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Trước thực trạng trên, nhóm "cá chép" được thành lập để nhắc nhở người dân trong việc giữ gìn vệ sinh trong ngày Tết nói riêng và ý thức bảo vệ môi trường sống. Ghi nhận tại cầu Long Biên sáng ngày 23 tháng Chạp rất đông những bạn sinh viên trẻ đứng giăng hàng suốt chiều dài cầu Long Biên để xin lại túi nilon, tro, đồ cúng…trong ngày ông Công, ông Táo.
Được biết, hàng năm các bạn đều đứng ở hai bên thành cầu lớn giơ cao tấm biển “Thả cá, đừng thả túi nilon” như một thông điệp để bảo vệ môi trường. Ngoài tấm biển kêu gọi, mỗi tình nguyện viên đều có một chiếc túi to để thu gom tại chỗ những chiếc túi nilon của người thả cá.
Bắt đầu từ 7h30 ngày 23 tháng Chạp, trên cầu Long Biên các bạn trẻ đã giơ cao tấm biển “Thả cá, đừng thả túi nilon”
Bất chấp cái rét, các bạn trẻ vẫn kiên trì bám trụ dọc các nhịp cầu Long Biên, những nơi người dân thường dừng xe để thả cá
Thuyết phục để xin rác, hoặc làm giúp việc thả cá hoặc thả tro
Các túi tro, chân hương, đồ cúng của người dân được các bạn trẻ vui vẻ nhận, sau đó phân loại
Bên dưới chân cầu sẽ có thành viên đỡ xô, hạ xuống sông và hoàn lại các túi nilon
Cá chép sau khi "xin" của người dân sẽ được các bạn trẻ dùng xô buộc dây thừng để dẫn cá từ trên cầu xuống sông Hồng
Nhiều người muốn tự tay thả cá, nhóm sinh viên lại đứng chờ để xin túi nilon, rồi nói cảm ơn