Cần quy định rõ về thù lao đại lý xăng dầu

congly.com.vn| 13/04/2012 10:49
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng nay 19-12, Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra giá nhập khẩu xăng dầu tại 4 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.

Theo đó, Bộ Tài chính đã thiết lập đoàn kiểm tra tại 4 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối là Petrolimex, Saigon Petro, PV Oil, Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp tại thời điểm 30-6 và 26-8-2011.

Bộ Tài chính đã nêu rõ, trong điều kiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối không đồng đều, thị trường kinh doanh xăng dầu còn bị phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh như Petrolimex hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thì việc Nhà nước thực hiện các biện pháp kiểm soát và điều hành giá bán lẻ xăng dầu là giải pháp hợp lý để góp phần kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Một vấn đề "nóng" nhiều người quan tâm trong buổi họp báo đó là vấn đề trích hoa hồng quá cao cho các đại lý của các doanh nghiệp. Cụ thể, từ tháng 3 đến tháng 9-2011, đối với mặt hàng xăng, mức chi thù lao đại lý của Công ty xăng dầu B12 từ 210-830 đồng/lít.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (PVOil). Nhiều thời điểm số tiền trích thù lao cho đại lý, tổng đại lý tại đơn vị này rất cao, lên tới 900 đồng, vượt mức tổng chi phí cho phép được chi là 600 đồng/lít.

Mức trích thù lao đại lý tại Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp trong tháng 6-2011 cũng cao vượt mức 600 đồng/lít, ở mức 867,29 đồng/lít.

Tổ kiểm tra tại Petrolimex đưa ra kết luận, việc Bộ Công thương bãi bỏ quy định về mức thù lao, giao cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thỏa thuận với đại lý tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và đại lý trên cùng một địa bàn, đẩy mức thù lao lên cao, gây khó khăn cho ngay ngay chính bản thân các doanh nghiệp đầu mối.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai, việc trích thù lao cao trong nhiều thời điểm cho thấy doanh nghiệp chưa chịu chia sẻ khó khăn cùng người dân và Nhà nước. Theo Thông tư 36 Bộ Công thương thì không còn quy định chi phí thù lao đại lý nữa, mà chi phí này là thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đại lý, tổng đại lý. Nhưng theo Thông tư 234 có quy định định mức chi phí kinh doanh để tính giá cơ sở, và định mức này đã bao gồm thù lao đại lý trong đó, là 600 đồng/lít đối với mặt hàng xăng, dầu.

Bởi thế, theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, cần quy định rõ ràng hơn về thù lao đại lý. Bởi chính điều này đã tạo ra sự phức tạp, lộn xộn cho thị trường bán lẻ xăng dầu và không có thước đo chuẩn mực để cơ quan nhà nước thực hiện quản lý giám sát.

Kết quả kiểm tra của Bộ Tài chính cho thấy, việc điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu 500 đồng/lít vào thời điểm 26-8 là hoàn toàn hợp lý. Thực tế, thời điểm này, một số doanh nghiệp đã kêu rằng họ đang lỗ. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Tài chính đã khẳng định, tại thời điểm 26-8, kết quả kinh doanh xăng dầu nội địa của các doanh nghiệp từ 1-7 đến 26-8 về cơ bản là không lỗ, thậm chí có lãi. Petrolimex lãi khoảng 130 tỷ đồng. Saigon Petro báo cáo lỗ 44,6 tỷ đồng nhưng nếu thực hiện chi phí theo chi phí kinh doanh định mức để tính giá cơ sở thì lãi 48 tỷ đồng. Tương tự, Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp cũng có lãi 22 tỷ đồng.

Thậm chí, quá trình kiểm tra Bộ Tài chính đã phát hiện một số vi phạm trong công tác quản trị tại doanh nghiệp như trích lập quỹ Khoa học công nghệ không đủ các điều kiện, các khoản chi phí không liên quan kinh doanh xăng dầu như ủng hộ từ thiện, xây nhà tình nghĩa, chênh lệch tỷ giá mua không có chứng từ…

Quá trình kiểm tra Bộ Tài chính cũng đã phát hiện một số vi phạm trong công tác quản trị tại doanh nghiệp như trích lập quỹ Khoa học công nghệ không đủ các điều kiện, các khoản chi phí không liên quan kinh doanh xăng dầu như ủng hộ từ thiện, xây nhà tình nghĩa, chênh lệch tỷ giá mua không có chứng từ…

Về quỹ bình ổn giá (BOG), bà Vũ Thị Mai cho rằng, cơ bản các doanh nghiệp đã trích lập sử dụng theo quy định. Việc duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu là cần thiết để thực hiện giữ ổn định giá bán xăng dầu trong giai đoạn vừa qua. Thực tế nếu không có cơ chế trích lập và sử dụng quỹ BOG như thời gian qua thì tần suất điều chỉnh giá sẽ cao, gây bất ổn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Đối với giá cơ sở, Bộ Tài chính kết luận công thức xác định giá cơ sở như hiện nay là hợp lý, tuynhiên báo cáo cho rằngcòn một số điểm cần nghiên cứu điều chỉnh như chu kỳ tăng giảm giá và bước tình giá bình quân theo giá Platt’s còn tương đối dài (30 ngày), việc để lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở có thể gây hiểu lầm và thiếu minh bạch trong xác định lỗ lãi kinh doanh xăng dầu...

X. Dũng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần quy định rõ về thù lao đại lý xăng dầu